6 xu hướng dẫn đầu ngành Thương mại điện tử
07:39 15/06/2021Thương mại điện tử trở thành ngành phát triển hàng đầu trên thế giới nhất là tại thị trường Đông Nam Á. Cùng TNU-Elearning tìm hiểu xu hướng ngành này nhé!
Với việc bùng nổ công nghệ và mạng Internet trong thời đại hiện nay, Thương mại điện tử trở thành ngành phát triển hàng đầu trên thế giới nhất là tại thị trường Đông Nam Á. Vậy đâu là xu hướng của ngành này tại thị trường Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung? Nào cùng TNU-Elearning tìm hiểu nhé!
Mục lục bài viết
1. Tiếp thị đa kênh (Omni Channel) trong thương mại điện tử ngày càng phổ biến
Khi mà thương mại điện tử đang tiếp tục những bước đi tích cực thì các nhà bán lẻ đa kênh, thì các nhà kinh doanh đang hoạt động thương mại điện tử và tại cửa hàng đều đang cực kỳ quan tâm đến. Họ đang dần có những suy nghĩ tích cực hơn về việc sử dụng bán hàng đa kênh Omnichannel để tiết kiệm chi phí và mang lại trải nghiệm người dùng một cách dễ dàng nhất. Theo thống kê, có đến 73% khách hàng sử dụng đa kênh trong suốt quá trình mua sắm. Nhờ vào sự tiện lợi, kết hợp giữa online và offline, sử dụng dữ liệu khách hàng hiệu quả, các doanh nghiệp đã và đang tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời trong từng điểm chạm với khách hàng, từ đó giúp tối ưu doanh thu.
2. Mô tả sản phẩm bằng video sẽ phát triển mạnh
Đầu tiên, video thực sự có thể tạo ra “tiền tươi”. Nếu bạn thêm video sản phẩm vào trang web của mình, lượng tương tác hay nhấp vào liên kết có thể tăng lên 80%. Và theo Treepodia, một nền tảng tạo video thương mại điện tử, video hoạt động tốt bất kể danh mục hàng hóa, dịch vụ mà bạn triển khai là gì. Video cũng có thể trực tiếp làm tăng doanh số. Các nghiên cứu của Wyzowl cho thấy 74% người dùng xem video giải thích sản phẩm sẽ mua chúng ngay sau đó. Vì thế, tốt nhất là bạn nên bắt tay vào đầu tư các video sản phẩm càng sớm càng tốt khi tham gia vào thương hiệu điện tử. Hầu hết các thông tin truyền hiệu quả đến não người là sự trực quan. Vì vậy hình ảnh hay video sẽ là những yếu tố làm gia tăng tương tác cao đối với việc kinh doanh. 60% khách hàng thích xem video mô tả về sản phẩm hơn là đọc. Video giúp người tiêu dùng có cảm nhận trực quan về sản phẩm và dễ quyết định mua hàng hơn. Vì vậy, các nhà bán lẻ nên tập trung làm nổi bật sản phẩm bằng hình ảnh, chú trọng vào màu sắc, mẫu mã thay vì dùng chữ quá nhiều.
3. Nhân viên sale giữ vai trò quan trọng
Khách hàng thường thích tìm hiểu về sản phẩm thông qua việc nói chuyện với nhân viên bán hàng. Nếu nhân viên có thể giải đáp thỏa đáng mọi thắc mắc của khách thì sẽ xây dựng được lòng tin của khách về sản phẩm cũng như doanh nghiệp, từ đó giúp khách dễ quyết định mua hàng hơn và tăng doanh thu. Không chỉ tư vấn trực tiếp. Với việc kết hợp đa kênh để tăng trải nghiệm mua sắm, doanh nghiệp cần giao tiếp với khách trên tất cả các kênh và quản lý thông tin một cách tập trung, khoa học để bán hàng hiệu quả hơn.
4. Mua sắm qua điện thoại tiếp tục phát triển mạnh
Dự kiến, đến năm 2020, 70% các giao dịch mua sắm trực tuyến sẽ được thực hiện thông qua điện thoại di động. Chính vì vậy, để bắt kịp xu hướng, các doanh nghiệp cần xây dựng những ứng dụng mua sắm riêng và tối ưu trải nghiệm website cho người dùng như thu nhỏ dung lượng để rút ngắn thời gian load, thiết kế bố cục hợp lý, tích hợp các tính năng giao tiếp giữa với khách hàng. Trong đó, thời trang và phụ kiện là hai lĩnh vực được người tiêu dùng chuộng nhất khi đặt mua qua điện thoại, lần lượt chiếm tỷ lệ 21,7% và 13,3% trong tổng số các giao dịch.
5. Xu hướng tìm kiếm bằng giọng nói trong ngành thương mại điện tử
Thời gian gần đây, người dùng ngày càng có xu hướng tìm kiếm bằng giọng nói thông qua những công cụ như Alexa, Google Assistant, Apple Siri,… Tuy nhiên hầu hết các thương hiệu chưa có động thái cụ thể nào về chủ đề này. Có lẽ họ chưa chắc chắn về cách hoạt động hoặc đánh giá thấp tác động của chức năng tìm kiếm bằng giọng nói. Các dữ liệu đều chỉ ra tìm kiếm bằng giọng nói là một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, chúng ta cần phải tự hỏi: “Liệu mình có đủ khả năng bắt kịp sự phát triển này không?”. Thay vì phản ứng với tìm kiếm bằng giọng nói như thể đó là sự phát triển của một trào lưu mới (với cơ may phát triển hoặc lụi tàn nhanh chóng), chúng ta nên đầu tư hoặc ít nhất là đưa nó vào trong kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. Nếu vậy, chắc chắn doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh trong các kết quả tìm kiếm bằng giọng nói trong vài năm tới.
6. Cá nhân hoá
Khách hàng thường có trải nghiệm tuyệt vời nhất khi lựa chọn được đúng sản phẩm mình yêu thích. Vì vậy, cá nhân hóa sản phẩm theo sở thích từng khách hàng đang là xu hướng mạnh mẽ. Doanh nghiệp có thể thực hiện điều này bằng cách bổ sung vào website những tính năng cho khách hàng điều chỉnh về sản phẩm như màu sắc, kích cỡ, họa tiết,… Cá nhân hoá trải nghiệm quảng cáo cũng giúp doanh nghiệp dành được nhiều thiện cảm hơn từ khách hàng. Cụ thể, với xu hướng gần đây là quảng cáo trong xe taxi, loại hình này đã thu hút tới gấp 15 lần về hiệu quả nhận diện so với các hình thức khác. Nghiên cứu này đến từ hiệp hội quảng cáo Mỹ ANA.