Bật mí mức lương khủng ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông
11:16 08/10/2021Theo những chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực, nhóm ngành kỹ thuật nói chung và ngành Kỹ thuật Điện tử viễn thông nói riêng là một trong những ngành được đánh giá cao về nhu cầu nhân lực trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay. Theo thông tin thị trường TP.HCM, nhu cầu nhân lực nhóm ngành nghề này trong giai đoạn 2020 – 2025 rất lớn, có thể lên đến 16.000 người/năm.
Mục lục bài viết
1. Ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông là gì?
Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông là ngành ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại tạo nên các thiết bị truyền thông và các thiết bị điện tử: Tivi, điện thoại di động, máy tính, các mạch điều khiển, hệ thống nhúng,… nhằm xây dựng hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu giúp cho việc trao đổi thông tin được thuận tiện, xây dựng các hệ thống tự động giúp cho việc giao tiếp giữa người và máy thân thiện hơn, xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển các thiết bị.
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử viễn thông giúp người học có khả năng tiếp cận, nắm bắt các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến nhất hiện nay và hoạt động của mạng truyền thông hiện đại đồng thời có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông.
Kiến thức ngành học này bao gồm: cơ sở về phân tích, thiết kế mạch điện tử, thiết kế vi mạch, kiến thức về cải tiến, nâng cấp các hệ thống viễn thông, đài truyền hình, thông tin vệ tinh, lập trình tự động giải quyết vấn đề cụ thể trong vận hành hệ thống và khả năng nghiên cứu, chế tạo nâng cấp các mạng truyền thông.
Xem thêm: Cơ hội việc làm cho sinh viên Kỹ thuật điện từ viễn thông
2. Tố chất cần có để học ngành Kỹ thuật Điện tử viễn thông
Tư duy logic: Nếu có định hướng theo học ngành Kỹ thuật Điện tử viễn thông thì đòi hỏi bạn phải có tư duy logic. Khả năng này rất quan trọng vì nó cho phép bạn nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc, qua đó dễ dàng quản lý cũng như vận hành hệ thống máy móc kỹ thuật phức tạp.
Kiên trì nhẫn nại: Đối với ngành kỹ thuật Điện tử viễn thông nói riêng và tất cả các ngành trong giáo dục nói chung tính kiên trì nhẫn nại là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi sinh viên. Nhưng vì sao ngành này lại đòi hỏi bạn phải có tính kiên trì nhẫn nại cao?
Vì hằng ngày trong quá trình làm việc phải tiếp xúc với máy móc đòi hỏi chúng ta phải miệt mài sáng tạo để tìm ra những phương pháp tối ưu nhất trong quá trình làm việc, đối với những công việc lặp đi lặp lại cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận.
Ham học hỏi và trau dồi kiến thức: Công nghệ thay đổi và phát triển liên tục, những kiến thức hôm nay có thể ngày mai đã trở thành lỗi thời. Do đó, theo học ngành Kỹ thuật Điện tử viễn thông bạn cần phải liên tục trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để không bị tụt hậu so với thế giới.
Đam mê: đam mê chính là tố chất quan trọng nhất với tất cả các ngành, vì khi đam mê bạn mới hoàn thành tốt mọi công việc và không bao giờ ngại khó khăn. Đam mê sẽ là bước đệm giúp bạn đi đến thành công.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần trau dồi một số kỹ năng khác để đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc trong ngành Điện tử – Viễn thông như:
- Tư duy độc lập, làm việc nhóm hiệu quả;
- Khả năng trình bày và báo cáo kết quả;
- Kỹ năng thiết kế, lắp đặt, vận hành các thiết bị và hệ thống điện tử – viễn thông;
- Tinh thần ham học hỏi, thái độ học tập nghiêm túc;
Xem thêm: Đặc điểm của ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông trong thời đại mới
3. Học Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông ra trường làm gì?
Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay thì vai trò của Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông là không thể thiếu. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người học có thể đảm nhận những vị trí công việc sau:
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế và vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, những công ty sản xuất vi mạch, hệ thống IT;
- Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại những công ty viễn thông;
- Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông;
- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đảm nhận vai trò của Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, truyền thông.
4. Mức lương của kỹ sư điện tử viễn thông
Mức lương của kỹ sư điện tử viễn thông là bao nhiêu? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người học ngành này hoặc muốn gắn bó với nghề thắc mắc. Theo như Tìm Việc Kỹ Sư tìm hiểu thì mức lương của các kỹ sư ngành điện tử viễn thông có thể nói là tương đối hấp dẫn.
Một kỹ sư điện tử viễn thông mới ra trường cũng có thể nhận được mức lương từ 7 – 8 triệu đồng/tháng. Đối với những người có vài năm kinh nghiệm thì số tiền có thể rơi vào khoảng 12 – 15 triệu đồng/tháng. Thậm chí không ít người còn nhận được mức thu nhập “khủng” 2000 USD, tương đương 45 – 46 triệu đồng/tháng.
Nói chung mức lương ngành điện tử viễn thông có thể thay đổi tùy theo trình độ chuyên môn, năng lực, quy mô doanh nghiệp hoặc tính chất công việc. Nhưng nhìn chung đây vẫn là một ngành nghề có mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông, hy vọng sẽ giúp bạn có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
Để được trải nghiệm học trực tuyến MIỄN PHÍ ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông, bạn vui lòng để lại thông tin tại website này hoặc qua Hotline: 0914.709.118 để được hỗ trợ nhanh nhất.