Các chuyên ngành Công nghệ thông tin – Nên học ngành nào?
08:55 23/05/2023Công nghệ thông tin là một trong những ngành học hot nhất hiện nay. Tuy nhiên, nhiều bạn học sinh, sinh viên không khỏi phân vân trước các chuyên ngành Công nghệ thông tin hiện nay. Nếu vẫn còn không biết nên học ngành nào, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Mục lục bài viết
1. Thực trạng ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam
Không thể phủ nhận rằng, so với những năm đầu của thế kỷ XX, ngành Công nghệ thông tin của Việt Nam đã có bước nhảy vọt đáng kể. Theo thống kê của Nhà nước, nếu đầu những năm 2000, tỷ lệ ngành Công nghệ thông tin trong nền kinh tế nước ta là 0,5% thì những năm gần đây, nước ta liên tục đón nhận những thông tin đáng mừng về sự phát triển của ngành nghề này:
- Năm 2022, doanh thu của Công nghệ thông tin tăng khoảng 400 lần so với năm 2000, khoảng 38% trong suốt 20 năm.
- Doanh thu năm 2022 ước chừng khoảng 148 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021.
- Ngành Công nghệ thông tin đóng góp vào GDP cả nước 14,4%. Xét về lĩnh vực dịch vụ phần mềm, nước ta đứng thứ nhất tại khu vực Đông Nam Á.
- Ngành Công nghệ thông tin ở nước ta là một trong những lĩnh vực được nhiều tập đoàn lớn đầu tư như: Samsung, Microsoft,… Việt Nam cũng phát triển nhiều tập đoàn công nghệ uy tín như: Viettel, FPT,…
- Báo cáo mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, đến hết năm 2020, tổng số nhân lực tham gia hoạt động trong ngành công nghiệp Công nghệ thông tin của Việt Nam đã cán mốc 1 triệu người.
=>> Xem thêm: Giải đáp “Học công nghệ thông tin ra làm gì”
2. Các chuyên ngành Công nghệ thông tin
Mặc dù Công nghệ thông tin là tên gọi chung của những ngành liên quan đến Khoa học kỹ thuật, nhưng nó lại được chia thành rất nhiều nhánh nhỏ khác nhau. Cụ thể:
2.1. Công nghệ phần mềm
Công nghệ phần mềm là một trong những chuyên ngành thu hút nhiều bạn sinh viên nhất hiện nay. Theo đó, công việc chính của nhóm nhân sự ngành Công nghệ phần mềm là tạo ra các ứng dụng, phần mềm trên máy tính, điện thoại.
Để làm việc trong lĩnh vực này, bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về cách sử dụng kết hợp các công cụ công nghệ, phần mềm để tạo nên một dự án phần mềm thành công. Nội dung này bao gồm: Thiết kế, phát triển, vận hành, bảo trì,… để hệ thống phần mềm hoạt động hiệu quả và trơn tru.
2.2. Khoa học máy tính
Khác với Công nghệ phần mềm, Khoa học máy tính chủ yếu thiên về việc tính toán các thuật toán trên các nền tảng website, cũng như các chương trình máy tính.
Theo tính toán của DataReportal, tính đến tháng 1 năm 2021, có đến 5,22 tỷ người dùng các thiết bị điện tử trên toàn thế giới, tương đương với 66,6% tổng số dân toàn cầu. Đây chính là lý do vì sao ngành Khoa học máy tính luôn đòi hỏi lượng nhân lực rất cao.
2.3. Trí tuệ nhân tạo và Robotics
Càng ngày, người ta càng nhận thấy tầm quan trọng vượt bậc của ngành Trí tuệ nhân tạo và Robotics. Theo đó, Công nghệ AI hay phần mềm Chat GPT ra mắt năm 2023 chính là sản phẩm của Trí tuệ nhân tạo.
Khi theo học ngành này, bạn sẽ được thỏa sức “chìm đắm” trong khối kiến thức khổng lồ về lập trình và huấn luyện máy tính thực hiện các công việc như thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu, thông tin thu được,… Từ đó, làm nền tảng cho việc phân tích các xu hướng và đề xuất giải pháp phù hợp.
2.4. Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Để phát triển trong thời kỳ công nghệ phát triển vượt bậc như hiện nay, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có sự hỗ trợ của mạng máy tính và truyền thông. Nhờ có mạng Internet, các doanh nghiệp có thể quảng bá thương hiệu, sản phẩm, thống kê doanh số, kiểm soát nhân lực, xác định phương hướng phát triển,…
Theo đó, chuyên ngành này chủ yếu cung cấp kiến thức chuyên môn về việc xây dựng mạng internet dựa trên các nguyên lý và phương thức thiết kế. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu sẽ làm việc tại nhiều vị trí như:
- Chuyên viên lắp đặt phần cứng;
- Chuyên viên phát triển phần mềm;
- Chuyên viên quản trị mạng,…
=>> Xem thêm: Mức lương ngành Công nghệ thông tin ở Việt Nam
2.5. An toàn thông tin
Ngành An toàn thông tin là một trong những chuyên ngành đặc thù nhất, liên quan đến việc đảm bảo an toàn, an ninh cho thông tin, dữ liệu từ cấp độ cá nhân đến cấp độ chính phủ. Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều hơn các tội phạm về an ninh mạng, từ cá nhân đến doanh nghiệp lớn, nhỏ và Cơ quan Chính phủ cũng không thể xem nhẹ lĩnh vực này.
Ngành An toàn thông tin thường được biết đến với một số công việc phổ biến là:
- Điều tra tội phạm qua mạng;
- Bảo mật và an ninh mạng;
- Tư vấn an toàn thông tin;
- Phát triển phần mềm bảo mật,…
2.6. Hệ thống quản lý thông tin
Thay vì chỉ học về lý thuyết, ngành Hệ thống quản lý thông tin đòi hỏi sinh viên phải thuần thục cả lý thuyết lẫn thực hành. Khối lượng kiến thức này gồm: Tổng hợp, thu thập và khai thác, phân phối dữ liệu của phần cứng và phần mềm cùng mạng truyền thông trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Để nâng cao trình độ học thuật và kỹ năng làm việc, sinh viên ngành học này có thể thi thêm chứng chỉ Công nghệ thông tin sau khi tốt nghiệp. Nhờ tấm bằng này, bạn đã có đủ kiến thức để làm việc ở những vị trí cao hơn như: Quản trị, giám sát và vận hành hệ thống thông tin của doanh nghiệp.
2.7. Big Data và Machine Learning
Tương tự như ngành học về trí tuệ nhân tạo, xu hướng Big Data ngày càng được xem trọng trong thế giới số 4.0. Đây chính là bước ngoặt giúp các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn dữ liệu khổng lồ để phát triển công ty.
Trong khi đó, Machine Learning giúp doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ học tự động để hoàn thiện các công việc và giải quyết các vấn đề cụ thể.
=>> Xem thêm: Các trường có ngành Công nghệ thông tin chất lượng tại Việt Nam
3. Nên học Công nghệ thông tin ở đâu?
Nhắc đến ngành Công nghệ thông tin, không thể không nhắc đến Đại học Thái Nguyên, một trong những ngôi trường có chất lượng giảng dạy hàng đầu tại miền Bắc. Không những vậy, để đáp ứng nhu cầu học ngành Công nghệ thông tin của những học viên ở xa, trường đã đưa vào giảng dạy Chương trình Đào tạo từ xa.
Với phương pháp dạy học này, sinh viên sẽ được tự do lựa chọn lịch học. Đồng thời, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7 để đảm bảo kết quả học tập tốt nhất cho sinh viên. Bằng tốt nghiệp của Chương trình đào tạo từ xa đã được bộ GD&ĐT chứng nhận là có giá trị tương đương với Bằng tốt nghiệp Chính quy.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được các chuyên ngành Công nghệ thông tin. Hãy theo đuổi ngay ngành học này để bắt kịp xu hướng của xã hội hiện đại nhé!
=>> Xem thêm: Cập nhật điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin mới nhất 2022
Nguồn tham khảo: glints.com ; irdm.edu.vn ; jobsgo.vn