Đại học văn bằng 2 là gì? Học văn bằng 2 như thế nào?
02:07 18/10/2022Theo tình tình thực tế hiện nay cho thấy, thị trường làm việc cạnh tranh đầy khốc liệt. Vì vậy, văn bằng 2 đã trở thành một trong những vũ khí cạnh tranh đắc lực cho người lao động. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết đại học văn bằng 2 là gì, có nên học văn bằng 2 hay không hãy đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Văn bằng 2 là gì?
Đại học văn bằng 2 là gì? Văn bằng 2 là gì? Nói một cách dễ hiểu văn bằng 2 có thể được hiểu là một loại văn bản chứng nhận hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo của ngành học mới, sau khi bạn đã có ít nhất một bằng đại học. Đào tạo và thi cấp chứng chỉ đại học văn bằng 2 nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Đồng thời nó giúp bạn bồi dưỡng thêm kiến thức, kỹ năng và nâng cao khả năng cạnh tranh trước thị trường việc làm ngày càng đòi hỏi cao hơn. Để được cấp văn bằng 2, ngoài tiêu chuẩn đầu vào bắt buộc, bạn phải đảm bảo rằng có đầy đủ các yêu cầu đầu ra như điểm số, học phần, không vi phạm quy chế trong suốt quá trình học tập.
>> Xem thêm: Hệ đại học văn bằng 2 là gì?
2. Học văn bằng 2 có lợi ích gì?
2.1. Giúp bổ sung thêm kiến thức lĩnh vực khác
Bạn đã học tập và có được một bằng đại học ở chuyên ngành khác. Nếu bạn học văn bằng 2 sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về một ngành hoàn toàn mới so với ngành bạn đã học trước đó. Nó giúp bạn cung cấp đủ lượng kiến thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, các vị trí tuyển dụng hiện nay không bao giờ giới hạn trong một yêu cầu chuyên môn mà thường kèm theo các kỹ năng khác. Chính vì thế, học thêm một văn bằng là học thêm được những kỹ năng chuyên mới, tạo một lợi thế cực mạnh cho bạn trên thị trường lao động cạnh tranh khắc nghiệt.
2.2. Tăng thêm cơ hội việc làm đáng kể
Lợi thế rõ ràng dễ thấy nhất cho việc có văn bằng 2 là cơ hội làm việc của bạn có thể sẽ gấp đôi so với những người chỉ có một bằng. Theo như tình hình thị trường hiện nay, có rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp xong sẽ làm trái ngành. Sẽ có nhiều trường hợp cho thấy rằng việc hoàn thành hoặc đang học chuyên ngành chính không phù hợp sinh viên cảm thấy không phù hợp thì lựa chọn tốt nhất đối với bạn lúc này chọn học văn bằng 2 thay vì bỏ ngang ngành hiện tại để bắt đầu một ngành học mới.
Việc này sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian vừa bảo đảm rằng sẽ có kiến thức và sở hữu cho mình bằng cấp của cả 2 chuyên ngành. Với điều này bạn có thể làm việc ở cả 2 lĩnh vực với 2 bằng cấp chính quy. Từ đó, cơ hội làm việc của bạn được rộng mở, được nhân đôi lên. Đến đây có lẽ bạn đã hiểu được phần nào đại học văn bằng 2 là gì? Nó có những lợi ích nào đối với bạn.
2.3. Giúp mở rộng các mối quan hệ
Tiếp theo, một lợi ích điển hình không thể không nhắc đến đó là văn bằng 2 giúp bnaj mở rộng các mối quan hệ. Như các cụ xa xưa có câu “Nhất quan hệ, nhì tiền tệ”, khi bạn có quan hệ thì cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn.Trên thị trường lao động hiện nay, ngoài việc có chuyên môn tốt thì những mối quan hệ tốt cũng sẽ giúp bạn mang lại sự thuận lợi trong quá trình làm việc. Trong một lớp học văn bằng 2 , bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều nhiều người trong nhiều lĩnh vực khác nhau với những vị trí công việc khác nhau.
Họ có thể là “người thầy” hoặc cũng có thể là “quý nhân” soi sáng cho con đường sự nghiệp của bạn. Khi bạn mở rộng quan hệ với họ nghĩa là bạn đang tự thêm vào danh sách cơ hội tốt, mở rộng được nhiều cơ hội học hỏi và phát triển bản thân tốt hơn.
3. Đại học văn bằng 2 là gì?
3.1. Điều kiện để học văn bằng 2 là gì?
Cùng tìm câu trả lời “ Đại học văn bằng 2 là gì” trong phần nội dung tiếp theo đây. Hầu hết các trường đại học/ cao đẳng hiện nay đều thực hiện phương thức tuyển sinh văn bằng 2 theo hình thức thi tuyển. Ngoại trừ những đối tượng được miễn thi như: Học viên đã tốt nghiệp đại học chính quy, đăng ký học văn bằng 2 tại chính đại học đã tốt nghiệp, đăng ký ngành thuộc cùng nhóm với ngành đại học đã tốt nghiệp.
Hoặc trường hợp học viên đã tốt nghiệp đại học chính quy nhóm ngành tự nhiên theo ngành mới thuộc nhóm công nghệ, ngoại ngữ, kinh tế, kỹ thuật không chính quy. Nếu nằm ngoài các nhóm đối tượng ưu tiên như trên hoặc thuộc nhóm trên nhưng quá số lượng tuyển sinh cho phép thì bạn sẽ phải trải qua kỳ thi với 2 môn đại cương của ngành đào tạo mới. Nội dung và điều kiện thi tuyển có thể khác biệt tuỳ thuộc từng trường.
Theo quy định pháp luật hiện nay thì điều kiện để một người có thể học văn bằng 2 bao gồm:
- Các công dân Việt Nam có đủ sức khoẻ để học tập, không trong thời gian chịu án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Những trường hợp đã có bằng tốt nghiệp đại học được đăng ký dự tuyển học bằng đại học thứ hai.
- Nộp đầy đủ và đúng hạn hồ sơ đăng ký dự tuyển theo quy định của trường.
- Đạt yêu cầu tuyển sinh theo quy định của trường.
Nếu đủ yêu cầu học văn bằng 2 thì bạn cần chuẩn bị thêm hồ sơ nhập học đại học đầy đủ nhé.
3.2. Hình thức đào tạo văn bằng 2
Người học theo hình thức vừa làm vừa học (hệ tại chức cũ): cần thực hiện các quy định về thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, xét và công nhận tốt nghiệp theo Quy chế của hệ không chính quy. Nếu đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp bằng đại học thứ hai theo hình thức vừa làm vừa học (hệ tại chức cũ).
Người học theo hình thức từ xa, tự học có hướng dẫn: thực hiện các quy định về kiểm tra, thi, và công nhận tốt nghiệp theo Quy chế đối với hình thức này; nếu đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp đại học theo hình thức học từ xa, tự học có hướng dẫn.
Người học theo hình thức tập trung liên tục tại trường: thực hiện đầy đủ các quy định về thi tuyển sinh, học lý thuyết, thực hành, bài tập, làm đồ án, khóa luận, làm luận văn hoặc thi cuối khoá, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo Quy chế của hệ chính quy; nếu đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp như hệ chính quy thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy.
>> Xem thêm: Nên học văn bằng 2 ngoại ngữ ở đâu trong top 4 trường hàng đầu?
4. Giá trị văn bằng 2
Việc sinh viên lựa chọn học văn bằng 2 dù là trình độ cao đẳng hay đại học thì cũng đều phải học tập theo chương trình giảng dạy đã được pháp luật quy định. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 36 Luật Giáo dục đại học 2012 (được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 và thay thế một số cụm từ bởi khoản 1 Điều 2 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018) quy định rằng kiến thức và giá trị của bằng tương đương với hệ chính quy.
5. Học văn bằng thứ 2 theo hệ từ xa tại Đại học Thái Nguyên
Với chương trình học văn bằng thứ 2 hệ từ xa tại Đại học Thái Nguyên, bạn có thể dễ dàng cân bằng giữa công việc và học tập mà vẫn đạt được bằng cấp chính quy có giá trị. Phương pháp học E-Learning hiện đại cho phép bạn học bất cứ khi nào, ở bất cứ đâu, tối ưu hóa thời gian và tiết kiệm chi phí di chuyển. Đây là lựa chọn lý tưởng để mở rộng kiến thức, nâng cao kỹ năng và gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động. Hãy đăng ký ngay để chinh phục mục tiêu học tập và thăng tiến trong sự nghiệp của bạn!
Nguồn: jobsgo.vn, bachkhoasaigon.edu, nghenghiep.vieclam24h
Xem thêm các bài viết liên quan
Tìm hiểu từ A-Z về đại học trực tuyến: Cơ hội, lợi ích, và những điều bạn không thể bỏ lỡ!
Liên thông Đại học là gì? Nên chọn trường nào để liên thông?
Ngành ngôn ngữ Trung là gì – tiềm năng phát triển trong tương lai