Giải đáp: Điện tử viễn thông khó xin việc?
12:39 10/04/2023Điện tử viễn thông khó xin việc hay không? là câu hỏi khiến nhiều bạn học sinh, sinh viên phân vân khi quyết định theo học ngành này. Trong thời đại công nghệ 4.0 thì điện tử viễn thông đóng vai trò cốt lõi hỗ trợ cho các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết rõ liệu điện tử viễn thông khó xin việc như mọi người vẫn nghĩ hay không nhé.
Mục lục bài viết
1. Định nghĩa ngành điện tử viễn thông
Điện tử viễn thông là ngành có sự liên kết với nhau. Điện tử nhằm mục đích nghiên cứu những hoạt động có liên quan đến vi mạch của các thiết bị điện tử. Nơi được đánh giá là bộ não, là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của các thiết bị điện tử. Trong khi viễn thông với mục đích nghiên cứu cách thức kết nối các thiết bị điện tử với nhau, tạo thành mạng lưới có khả năng liên kết với nhau trên toàn cầu.
Tóm lại, điện tử viễn thông có thể được hiểu là tạo ra và sử dụng các thiết bị công nghệ tạo ra một hệ thống cho phép người dùng có thể kết nối với nhau trên phạm vi toàn cầu.
Hiện nay, điện tử viễn thông được thấy trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người như tivi, máy tính, điện thoại,…Những thiết bị này là “những người bạn đồng hành” trong cuộc sống thường ngày. Từ đó kết luận rằng điện tử viễn thông hỗ trợ con người truy xuất và tìm kiếm thông tin hiện đại trên phạm vi thế giới.
=>> Xem thêm: Review ngành Điện tử viễn thông – cập nhật thông tin cơ bản nhất
2. Học điện tử viễn thông ra trường làm công việc gì?
Điện tử viễn thông là ngành học có tính ứng dụng cao, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở những vị trí sau:
- Kỹ sư điện tử viễn thông trong các doanh nghiệp, tập đoàn lớn
- Kỹ sư điều khiển và tự động hóa
- Chuyên viên bảo trì, vận hành máy móc
- Giảng viên giảng dạy chuyên ngành điện tử viễn thông tại các cơ sở giáo dục, trường đại học
- Chuyên gia nghiên cứu máy móc, thiết bị điện tử
- Kỹ sư vận hành, theo dõi máy móc
Mức lương hiện tại của người làm trong lĩnh vực điện tử viễn thông trung bình rơi vào khoảng 7 – 8 triệu đồng/tháng, với những người có kinh nghiệm, kỹ năng cao hơn thì con số này có thể dao động từ 10 – 46 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào mỗi vị trí cao thấp khác nhau.
Môi trường làm việc của lĩnh vực điện tử viễn thông khá rộng, được đánh giá là có nhiều triển vọng trong tương lai.
=>> Xem thêm: Làm sao để lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân
3. Điện tử viễn thông khó xin việc?
Điện tử viễn thông khó xin việc? Hoàn toàn không đúng như vậy. Bởi theo thống kê, ngành điện tử viễn thông là ngành có nhu cầu tuyển dụng liên tục trong những năm gần đây. Lĩnh vực điện tử viễn thông đang thực sự “khát” nguồn nhân lực. Vì vậy, ở giai đoạn này sinh viên theo học ngành điện tử viễn thông sẽ có nhiều cơ hội xin được việc làm dễ dàng sau khi tốt nghiệp.
Việt Nam đang bước vào giai đoạn mở rộng thị trường và phát triển kinh tế toàn cầu hóa, nhu cầu kết nối giữa các doanh nghiệp trong và ngoài cũng tăng lên đáng kể. Trong khi đó, ngành điện tử viễn thông là cầu nối giữa các doanh nghiệp nội địa và toàn cầu, mang lại cơ hội hợp tác lớn cho các công ty.
Tiềm năng phát triển của điện tử viễn thông sẽ không dừng lại trong 1 – 2 năm tới mà sẽ gắn bó mật thiết với đời sống con người, sinh viên không cần phải lo lắng về vấn đề sẽ không tìm kiếm được việc làm trong lĩnh vực điện tử viễn thông. Các bạn có đam mê hãy theo đuổi ngành học này bởi trong tương lai chắc chắn sẽ mang lại vô vàn cơ hội phát triển về mức thu nhập và thăng tiến công việc.
=>>Xem thêm: Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông là gì?
4. Có nên học điện tử viễn thông không?
Điện tử viễn thông là ngành học đòi hỏi bạn phải có kiên trì, thông minh và liên tục đổi mới. Ngoài ra, điện tử viễn thông đào tạo kiến thức liên quan đến vận hành máy móc, không ngừng sáng tạo để đổi mới.
Tuy nhiên, kiến thức không phải quá khó nếu người học chăm chỉ và kiên trì học hỏi nhiều. Đặt ra mục tiêu theo học ngành này của bạn là gì? Từ đó, lên kế hoạch học tập phù hợp trong 4 năm học đại học. Vừa tiếp thu những kiến thức trên lớp, vừa học hỏi thêm kiến thức thực tế ở bên ngoài sẽ tạo nền tảng vững chắc cho bạn sau khi tốt nghiệp.
=>> Xem thêm: Top 3 việc làm hot nhất cho sinh viên ngành điện tử viễn thông
5. Học Đại học ngành kỹ thuật điện tử viễn thông ở đâu tốt?
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, ngành kỹ thuật điện tử viễn thông đóng vai trò then chốt trong việc kết nối thế giới và ứng dụng công nghệ vào mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ thời gian để tham gia các chương trình đào tạo chính quy. Đây là lúc hệ đào tạo từ xa trở thành lựa chọn hoàn hảo cho những người vừa muốn nâng cao trình độ vừa phải cân đối giữa công việc và cuộc sống.
Đại học Thái Nguyên tự hào là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu cung cấp chương trình đào tạo từ xa ngành kỹ thuật điện tử viễn thông. Tại đây, bạn sẽ nhận được:
- Sự linh hoạt vượt trội: Bạn có thể tự sắp xếp lịch học phù hợp với thời gian biểu của mình, học mọi lúc, mọi nơi qua hệ thống E-Learning hiện đại.
- Chương trình đào tạo chất lượng cao: Nội dung học tập được thiết kế bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, tập trung vào kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực tiễn.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Không cần di chuyển, bạn vẫn có thể tiếp cận giáo trình chuẩn đại học với mức chi phí hợp lý.
- Bằng cấp giá trị: Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ nhận bằng đại học có giá trị tương đương với bằng chính quy, được công nhận trên toàn quốc, mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn trong lĩnh vực kỹ thuật.
Nếu bạn đam mê lĩnh vực điện tử viễn thông và muốn học tập một cách linh hoạt mà không bị giới hạn bởi thời gian hay địa điểm, thì chương trình đào tạo từ xa của Đại học Thái Nguyên chính là lựa chọn hoàn hảo.
Kết luận
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp các bạn có cái nhìn đúng đắn hơn về điện tử viễn thông. Điện tử viễn thông khó xin việc hay không còn tùy thuộc vào bản thân mỗi người. Vì vậy, hãy tự tin theo đuổi ngành học này nếu nó là giấc mơ của các bạn nhé. Chúc các bạn thành công và đừng quên đặt câu hỏi cho Trung tâm đào tạo từ xa – Đại học Thái Nguyên qua website https://dhthainguyen.edu.vn/ để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất nhé.
Nguồn tham khảo: ft.ptithcm.edu.vn, daynhauhoc.com, tuyensinh.uneti.edu.vn.
Xem thêm bài viết có liên quan
Ngành công nghệ thông tin là gì? Có còn “hot” trong thời đại số này không?
Thực trạng công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông mới nhất 2024