Hệ văn bằng 2 là gì? Những lợi ích của văn bằng 2
16:03 13/11/2022Với rất nhiều sự cạnh tranh trong thị trường việc làm ngày nay, nhiều nhà tuyển dụng ưa thích những cá nhân có trình độ xuất sắc và có các kỹ năng khác bổ trợ cho công việc. Do đó, nhiều bạn trẻ đã quyết định lấy bằng thứ hai để mở rộng cơ hội nghề nghiệp của họ. Vậy, hệ văn bằng 2 là gì mà lại thu hút như vậy?
1. Hệ văn bằng 2 là gì?
Để đưa ra những định hướng phù hợp cho tương lai, trước hết cần hiểu rõ hệ văn bằng 2 là gì. Văn bằng 2 (hay văn bằng đại học thứ hai) là một loại chứng nhận được trao cho người đã có ít nhất một bằng tốt nghiệp đại học và hiện đã hoàn thành chương trình đại học của ngành đào tạo mới một cách đầy đủ. Như vậy, họ có đủ điều kiện để được công nhận và cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai.

Nói theo một cách đơn giản, học văn bằng hai là một kiểu học để lấy bằng tốt nghiệp ở một lĩnh vực khác khi sinh viên đã có ít nhất một tấm bằng đại học trước đó. Đào tạo và thi lấy chứng chỉ đại học văn bằng 2 tạo cơ hội giúp học viên thỏa mãn nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp; đồng thời nâng cao kiến thức và kỹ năng, thúc đẩy khả năng cạnh tranh của người lao động trong thị trường ngày việc làm ngày nay.
>> Xem thêm: Đại học văn bằng 2 là gì? Học văn bằng 2 như thế nào?
2. Học văn bằng 2 có lợi ích gì?
Thông qua sơ lược khái niệm hệ văn bằng 2 là gì, có thể hiểu vì sao xu hướng học thêm văn bằng 2 đang ngày càng trở nên thu hút với các bạn trẻ. Có thể nói, học văn bằng 2 không chỉ cung cấp thêm kiến thức mà còn mở ra vô số cơ hội khác.
2.1. Góp phần mở mang kiến thức về các ngành học khác
Bên cạnh ngành học ban đầu, văn bằng thứ hai, sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn về một lĩnh vực khác và trang bị cho bạn kiến thức cần thiết để đáp ứng kỳ vọng của các công ty, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của bạn so với các ứng viên khác. Ngoài ra, việc làm ngày nay không chỉ giới hạn ở các yêu cầu chuyên môn mà còn khuyến khích thêm các kỹ năng mềm khác như kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm… Vì vậy, việc học 2 văn bằng phần nào chứng minh bạn đã được trải nghiệm và có vốn kiến thức khá rộng rãi.
2.2. Mở ra nhiều cơ hội việc làm
Các công ty đều ưa thích những ứng viên có kiến thức, năng lực, tư duy, và tấm bằng Đại học chính là minh chứng rõ ràng nhất cho những điều đó của bạn. Vì vậy, việc có 2 văn bằng thực sự giúp bạn có lợi thế hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

2.3. Giúp mở rộng các mối quan hệ
Trong khi theo đuổi văn bằng thứ hai, bạn sẽ mở rộng mối quan hệ của mình và gặp gỡ nhiều các cá nhân từ các lĩnh vực khác. Đối tượng theo học văn bằng 2 khá đa dạng và đến từ nhiều địa điểm, nhiều ngành nghề khác nhau. Một khi bạn hiểu hệ văn bằng 2 là gì, bạn có thể đăng ký học và đương nhiên, trong lớp học văn bằng thứ hai, bạn có thể gặp gỡ những người bạn mới và phát triển các mối quan hệ của mình, điều này sẽ có khả năng nâng cao các lựa chọn công việc và lộ trình nghề nghiệp của bạn. Có nhiều mối quan hệ là một thế mạnh trong thế giới ngày nay vì nó cho phép bạn học hỏi và phát triển.
>> Xem thêm: Văn bằng 2 đại học và những thắc mắc cần được giải đáp
3. Học văn bằng 2 như thế nào?
Khi các bạn trẻ đã hiểu rõ “hệ văn bằng 2 là gì” và các lợi ích khi theo học hình thức học này, chắc hẳn việc học văn bằng 2 như thế nào là điều băn khoăn của nhiều bạn trẻ.

Theo quy định của pháp luật, một người phải đáp ứng các yêu cầu sau đây thì mới được học văn bằng thứ hai:
- Người cư trú tại Việt Nam đủ sức khỏe để học tập, chưa bị khởi tố, truy tố hình sự và có bằng tốt nghiệp đại học thì được đăng ký học văn bằng thứ hai.
- Hoàn thành và nộp hồ sơ đăng ký nhập học đúng hạn theo quy định của trường.
- Đáp ứng các yêu cầu đầu vào được nêu trong quy định của trường.
Các phương thức và loại hình học tập sau được sử dụng trong đào tạo văn bằng thứ hai: phương thức giáo dục chính quy và không chính quy. Cụ thể các hình thức học như sau:
- Hệ chính quy: như hình thức học truyền thống là tập trung và liên tục tại trường.
- Hệ không chính quy: vừa học vừa làm (học tập trung nhưng không liên tục – hệ tại chức), hệ đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn.
4. Giá trị văn bằng 2
Không chỉ cần hiểu hệ văn bằng 2 là gì, các bạn trẻ cũng cần tìm hiểu và nắm bắt rõ ràng về giá trị của tấm bằng này, nhằm giúp các bạn có thể mở ra cánh cửa việc làm một cách thuận lợi nhất.
Theo quy định tại Điều 38 Luật Giáo dục đại học năm 2012, người học được cấp văn bằng giáo dục đại học sau khi tốt nghiệp một trình độ đào tạo, bao gồm bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng cử nhân, bằng tiến sĩ.

Văn bằng giáo dục đại học bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ cũng như các bằng cấp tương tự đều thuộc hệ thống văn bằng giáo dục quốc dân theo luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2019) quy định.
Do đó, theo quy định mới, sẽ không còn sự phân biệt về bằng cấp giữa các loại hình đào tạo. Vì vậy, có thể hiểu rằng bằng chính quy bằng tại chức, bằng từ xa, bằng liên thông và văn bằng thứ 2 có giá trị tương đương nhau. Cho đến khi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi năm 2018 có hiệu lực, văn bằng 2 và bằng chính quy sẽ có giá trị như nhau; tấm bằng bạn nhận được đều sẽ ghi là “Bằng cử nhân”.
5. Những đối tượng được miễn thi đầu vào văn bằng 2
Văn bằng thứ hai là một bằng đại học khác, sẽ có những yêu cầu về kỳ thi đầu vào nhằm đánh giá năng lực và sự phù hợp của các bạn.
Có một vài trường hợp mà được miễn việc thi đầu vào văn bằng 2 một cách hợp pháp, như sau:
- Đã hoàn thành bằng đại học chính quy, đang theo học chuyên ngành đào tạo mới hệ chính quy hoặc không chính quy trong cùng nhóm ngành và tại chính ngôi trường đã học trước đó.
- Đã sở hữu bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên đăng ký vào vào ngành đào tạo mới hệ không chính quy thuộc nhóm ngành: Kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, ngoại ngữ.
- Đã hoàn thành chương trình đào tạo chính quy các nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ và đăng ký ngành đào tạo mới không chính quy thuộc nhóm kinh tế, ngoại ngữ.
6. Học văn bằng thứ 2 hệ từ xa tại Đại học Thái Nguyên
Học văn bằng thứ 2 hệ từ xa tại Đại học Thái Nguyên là lựa chọn lý tưởng dành cho những ai mong muốn nâng cao trình độ, mở rộng cơ hội nghề nghiệp mà vẫn có thể chủ động về thời gian và địa điểm học tập. Với chương trình đào tạo linh hoạt, học liệu số hóa hiện đại và đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, sinh viên có thể tiếp cận kiến thức chuyên sâu ở nhiều lĩnh vực như Luật kinh tế, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh… mà không cần phải đến trường thường xuyên.

Đây là giải pháp tối ưu cho người đã đi làm, mong muốn học thêm văn bằng thứ hai để phát triển bản thân và thích nghi với thị trường lao động ngày càng cạnh tranh.
Xem thêm: Hệ đại học văn bằng 2 là gì?