Đọc ngay: Học Luật kinh tế có làm luật sư được không?
16:41 07/03/2024Hiện nay, một trong những ngành nghề được quan tâm hiện nay là ngành Luật kinh tế. Đây là ngành sở hữu những vị trí việc làm rất cần thiết trong các doanh nghiệp. Vì thế sinh viên tốt nghiệp ngành này không bao giờ phải lo lắng đến việc không xin được việc làm. Tuy nhiên, với những bạn học đam mê công việc luật sư, nhiều người không khỏi thắc mắc: “Học Luật kinh tế có làm luật sư được không”?
Mục lục bài viết
1. Triển vọng phát triển ngành Luật kinh tế
Trước khi tìm hiểu học Luật kinh tế có làm luật sư được không, bạn đọc cần nắm được xu hướng tuyển dụng của ngành nghề này. Theo như thống kê, đến năm 2021 sẽ có tới khoảng 13.000 luật sư và 2.000 nhân sự làm việc tại các phòng công chứng, 3.000 người làm chấp hành viên, 300 người làm thẩm tra viên, chuyên viên. Con số này còn tăng lên gấp nhiều lần khi tính đến lượng công chức làm việc tại các bộ, ban, ngành và doanh nghiệp.
Hơn nữa, doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư và đổ bộ vào Việt Nam tạo nên cơn khát nhân lực tuyển dụng bộ phận tư vấn luật cho doanh nghiệp để có thể yên tâm phát triển kinh doanh tại nước ta. Với những điều kiện và thu nhập lý tưởng, sinh viên ngành Luật kinh tế có thể dễ dàng chọn được một công việc có mức lương cao, cơ hội thăng tiến tốt.
2. Học Luật kinh tế có làm luật sư được không?
Để giải đáp cho câu hỏi: “Học Luật kinh tế có làm luật sư được không?”, câu trả lời là Có. Khi học ngành luật kinh tế trong các trường đại học, các bạn sẽ được đào tạo về các quy định, quy tắc, quy chế trong các bộ luật của Nhà nước về lĩnh vực kinh tế. Việc học các kiến thức này khiến các bạn sinh viên nắm vững các kiến thức về luật.
Tuy nhiên, bạn cần học thêm liên thông hoặc thêm các chứng nhận của ngành luật. Từ đó, mới có đủ kiến thức chuyên môn, bằng cấp ngành luật kinh tế và các chứng chỉ cần thiết để hành nghề luật sư.
=>> Xem thêm: Nên học Luật hay Luật kinh tế?
3. Các vị trí trong ngành Luật dành cho sinh viên Luật kinh tế
Ngoài vị trí luật sư, sinh viên theo học ngành Luật kinh tế cũng có thể làm các công việc liên quan đến luật pháp khác như:
- Chuyên viên pháp chế, pháp lý
Vị trí này được rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng, lại rất phù hợp với các bạn sinh viên mới ra trường. Trong các hoạt động kinh tế, các doanh nghiệp muốn là đúng quy định thì cần đến sự tư vấn của các nhân viên pháp chế, pháp lý. Chính những chuyên viên này là người giúp cho doanh nghiệp hoạt động đúng luật. Mức lương cho vị trí công việc này rất cao, đặc biệt là khi làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài.
- Tư vấn pháp lý hoạt động độc lập
Một số người sau khi tốt nghiệp ngành luật kinh tế ra trường có thể lập thành các đơn vị hoặc tổ chức độc lập, đặc biệt là văn phòng luật. Mục đích của công việc này là cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý ngắn hạn.
- Chuyên viên lập pháp, hành pháp, tư vấn
Các vị trí công việc này thường công tác trong các cơ quan, tổ chức của nhà nước, tại các tòa án, các văn phòng luật thuộc các bộ, ban, ngành,…
- Giảng viên
Nhiều bạn có học lực tốt và có đam mê với việc nghiên cứu, có thể lựa chọn làm giảng viên hoặc cán bộ nghiên cứu về luật kinh tế. Tuy nhiên, vị trí ngành nghề này đòi hỏi sự chuyên cần và đam mê với việc học tập, nghiên cứu.
=>> Xem thêm: Ngành Luật kinh tế có dễ xin việc không?
4. Nên học ngành Luật kinh tế ở đâu?
Nếu đang tìm kiếm một chương trình học chủ động, luôn đặt lợi ích của học viên lên hàng đầu, sẽ thật đáng tiếc nếu bạn bỏ qua Chương trình học từ xa ngành Luật kinh tế của Đại học Thái Nguyên. Đây được coi là bước đột phá trong giảng dạy ở bậc Đại học, rất phù hợp với những người thường xuyên bận bịu, có ít thời gian để học tập, hoặc gặp khó khăn về khoảng cách địa lý.
Khi theo học Chương trình này, học viên sẽ nhận được nhiều lợi ích tuyệt vời như:
- Chủ động về thời gian và địa điểm học tập;
- Tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại, thuê trọ,… khi học viên ở xa.
- Học viên được thoải mái trao đổi, thảo luận môn học với giảng viên và các học viên khác thông qua hệ thống học tập từ xa E – Learning;
- Đội ngũ giảng viên đông đảo, giàu kinh nghiệm, luôn hỗ trợ tận tình để học viên đạt được kết quả học tập cao nhất.
- Bằng tốt nghiệp sẽ do Đại học Thái Nguyên cấp, được Bộ GD&ĐT công nhận. Tấm bằng có giá trị sử dụng suốt đời, tương đương với bằng đào tạo chính quy.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã trả lời được thắc mắc: “Học Luật kinh tế có làm luật sư được không?”. Hãy tham khảo ngay chương trình giảng dạy từ xa ngành Luật kinh tế của Đại học Thái Nguyên ngay nhé!
=>> Xem thêm: Vai trò của Luật kinh tế trong thời đại ngày nay
Nguồn tham khảo: luatminhkhue.vn; fbu.edu.vn; rightpath.edu.vn