0914709118daihoctructuyen@tnu.edu.vn

Lương của ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông có cao không?

11:23 22/03/2023

Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông là ngành mới nổi nhưng lại có tốc độ phát triển rất nhanh. Những năm gần đây, ngành nghề này luôn đứng đầu trong danh sách những ngành học hot nhất hiện nay. Điều này khiến nhiều bạn học sinh, sinh viên thắc mắc: “Lương của ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông có cao không?”. Nếu vẫn chưa tìm được đáp án chính xác, bài viết dưới đây chính là câu trả lời cho tiết nhất cho vấn đề này.

1. Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông học những gì?

luong cua nganh ky thuat dien tu vien thong

Khi theo học ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông, bạn sẽ được đào tạo những kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện tử, nguyên lý truyền thông tin và tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến như:

  • Mạng không dây;
  • Mạng truyền số liệu;
  • Kỹ thuật siêu cao tần và anten;
  • Hệ thống phát thanh truyền hình;
  • Công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh;
  • Kỹ thuật điện tử viễn thông;
  • Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa;
  • Hệ thống nhúng và IoT.

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng giáo dục, sinh viên còn được thực hành các kỹ năng cơ bản như:

  • Vận hành, bảo trì, sửa chữa và nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử viễn thông;
  • Tìm hiểu, nghiên cứu và phát triển ứng dụng công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông trong công nghiệp và nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống.

2. Lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông có cao không?

luong cua nganh ky thuat dien tu vien thong

Trên thực tế, không có số liệu chính xác về lương của ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông. Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, tính chất phức tạp của công việc, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của ứng viên,… mà bạn sẽ nhận được mức lương cao hay thấp.

So với những ngành nghề khác, mức lương của ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông được coi là khá cao, khoảng 7 – 15 triệu đồng/tháng. Đây là mức lương trung bình nên sẽ có sự khác biệt giữa những cấp độ khác nhau. Cụ thể:

  • Mức lương thấp nhất hiện nay là khoảng 5 – 8 triệu đồng. Đây là mức lương dành cho những người không có kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn còn thấp.
  • Lương dành cho sinh viên mới ra trường sẽ khoảng 8 – 10 triệu đồng.
  • Mức lương phổ biến nhất, thường là những người đã có kinh nghiệm làm việc từ 2 – 5 năm là 20 triệu đồng.
  • Mức lương dành cho các chuyên viên, kỹ sư lành nghề hoặc chuyên gia có thể lên đến 45 – 50 triệu đồng.

=>> Xem thêm: Review ngành kỹ thuật điện tử viễn thông chi tiết nhất

3. Học ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông ra trường làm gì?

luong cua nganh ky thuat dien tu vien thong

Theo trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh, tính đến năm 2025, nước ta cần khoảng 16,200 nhân viên Kỹ thuật điện tử viễn thông/năm. Đây là con số rất lớn nên sinh viên học ngành này sau khi ra trường có thể lựa chọn làm việc cho nhiều doanh nghiệp, với nhiều lĩnh vực khác nhau như:

3.1. Sáng tạo phần mềm, các thiết bị Điện tử viễn thông

Đây là lĩnh vực đòi hỏi kiến thức chuyên môn và tính sáng tạo cao nhất. Kỹ thuật viên trong nghề cũng được Nhà nước ta hết sức ưu ái, tạo điều kiện để phát triển ngành Công nghệ viễn thông của đất nước.

Một số công việc phổ biến liên quan đến sáng tạo Điện tử viễn thông là:

  • Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm máy tính;
  • Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm cho những thiết bị điện tử thông minh như: Robot, điện thoại di động, xe ô tô,…

3.2. Lĩnh vực mạng, viễn thông

Kiến thức chủ yếu cần dùng trong lĩnh vực này là vận hành, xử lý các thiết bị truyền tin trên toàn cầu như: Cáp quang, vệ tinh, viba, thiết bị định tuyến, chuyển mạch tổng đài,…

Nếu yêu thích lĩnh vực này, bạn có thể làm các công việc sau:

  • Kỹ sư thiết kế tối ưu mạng, quản trị mạng, vận hành hệ thống, mạng viễn thông phức tạp.
  • Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty sản xuất phần mềm di động, hoặc các công ty sản xuất và kinh doanh thiết bị điện tử, viễn thông.
  • Kỹ sư thiết kế và kiểm thử vi mạch trong các công ty thiết kế và sản xuất vi mạch, hoặc công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông.

3.3. Lĩnh vực định vị dẫn đường

Lĩnh vực này có liên quan mật thiết đến ngành Hàng không và Hàng hải ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Nhờ có các kỹ sư thiết kế ra hệ thống điện tử hàng không, các loại máy định vị dẫn đường, máy bay mới có thể cất cánh và hạ cánh an toàn. Các tàu bè, thuyền mới có thể định vị đường đi, đặc biệt là những chuyến tàu quan trọng, có giá trị cao.

3.4. Lĩnh vực y sinh

luong cua nganh ky thuat dien tu vien thong

Không chỉ quan trọng với ngành mạng, viễn thông, Điện tử viễn thông còn đóng góp rất nhiều trong lĩnh vực y sinh. Nhân viên ngành nghề này thường làm các công việc như: Chế tạo, tu sửa, vận hành các thiết bị điện tử, y tế, phục vụ cho việc khám và chữa bệnh.

3.5. Lĩnh vực âm thanh, hình ảnh

Nếu yêu thích cả 2 ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông và Báo chí tuyên truyền, bạn có thể trở thành chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành tại các đài truyền hình, phát thanh. Công việc đặc trưng bao gồm:

  • Thiết kế ra các trang thiết bị điều chỉnh âm độ các thiết bị thu âm, thiết bị nghe nhìn,…
  • Điều hành kỹ thuật, thu phát hình ảnh, âm thanh trước, trong và sau khi lên sóng.

=>> Xem thêm: Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông là gì?

4. Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông xét tuyển tổ hợp nào?

Đối với trường hợp xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia, các trường thường xét tuyển 4 tổ hợp chính là: A00, A01, D01 và C01. Hơn nữa, các thí sinh phải đạt ngưỡng điểm tối thiểu theo mức mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra.

Đối với những trường xét tuyển dựa vào kết quả học bạ THPT, thường sẽ chỉ xét theo 4 tổ hợp là: A00, A01, D01 và C01. Kết quả này được xét theo điểm trung bình của cả 5 học kỳ, bao gồm: Lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12. Một yếu tố phụ khác cũng cần được quan tâm, là thí sinh phải đạt ngưỡng điểm xét tuyển lớn hơn hoặc bằng 18 điểm.

5. Điểm xét tuyển ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông

Trong những năm gần đây, điểm xét tuyển ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông không có sự thay đổi quá lớn. Cụ thể, điểm chuẩn của ngành này trong năm 2022 là:

6. Nên học ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông ở đâu?

Hiện nay, có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông. Trong đó, không thể không kể tới chương trình đào tạo từ xa của trường Đại học Thái Nguyên. Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông là một trong những ngành mũi nhọn của trường, được đào tạo theo chương trình bám sát với thực tiễn, nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động. Đội ngũ giáo viên của trường cũng rất giàu kinh nghiệm và tận tình khi giảng dạy.

Hơn nữa, Bằng tốt nghiệp chương trình học từ xa của trường Đại học Thái Nguyên đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chứng nhận là tương đương với Bằng Đại học Chính quy.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết được mức lương của ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông. Học ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông theo chương trình học từ xa của Đại học Thái Nguyên chính là cánh cửa giúp bạn vươn tới thành công.

=>> Xem thêm: Top 3 ngành hot nhất Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông

Nguồn tham khảo: glints.com


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

Các ngành đào tạo

Mạng xã hội

FanpageYoutubeTiktok

Liên hệ trực tiếp

Đăng ký tư vấn

Loading...

Đăng ký nhận tư vấn

Thông tin liên hệ

Văn phòng tuyển sinh:
  • Hà Nội: Số 116 Trần Vĩ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy,Thành Phố Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: Số 91 Ký Con, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1,TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0914709118Email: daihoctructuyen@tnu.edu.vnGroup Facebook: daihocthainguyen - elearning Fanpage: daihocthainguyen - elearning

Hợp tác tuyển sinh

Tìm đối tác

Mạng xã hội

FacebookTiktok

© 2023 Copyright by IT AUM