Mã ngành Digital Marketing và cơ hội việc làm của ngành marketing
23:40 10/11/2022Bạn là người yêu thích sáng tạo và thiết kế, ngoài ra còn rất muốn làm việc tại một môi trường năng động, không ngừng cải tiến. Digital Marketing sẽ là lựa chọn phù hợp cho các yêu cầu của bạn. Cùng đọc bài viết dưới đây để có thể tìm hiểu về “Mã ngành Digital Marketing”. Và các vấn đề xoay quanh ngành học hot nhất hiện nay nhé!
1. Digital Marketing là gì?
Trong thời đại số, cụm từ Digital Marketing ngày càng trở nên quen thuộc và đóng vai trò quan trọng trong đời sống cũng như hoạt động kinh doanh. Về bản chất, Marketing là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu, giúp nghiên cứu, tiếp cận thị trường và lập kế hoạch nhằm thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.
Digital Marketing là một nhánh của Marketing, tận dụng các nền tảng kỹ thuật số để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả hơn. Thay vì các phương thức truyền thống, doanh nghiệp ngày nay sử dụng những kênh trực tuyến như Website, Email, Facebook để xây dựng thương hiệu, thu hút khách hàng và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Nhờ đó, chiến lược Marketing trở nên linh hoạt, đa dạng và dễ dàng đo lường hơn.

Khi theo học Marketing, bạn sẽ được trang bị hệ thống kiến thức và kỹ năng chuyên sâu như: nghiên cứu thị trường, phát triển mối quan hệ khách hàng, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện, xây dựng chiến lược truyền thông…
Xem thêm: Ngành thương mại điện tử học trường nào
2. Mã ngành Digital Marketing và tầm quan trọng của ngành Digital Marketing
Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin về Mã ngành Digital Marketing, đây là một yếu tố quan trọng khi đăng ký tuyển sinh. Mã ngành Digital Marketing là 7340114, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong thời đại công nghệ phát triển.

Trong thời đại công nghệ 4.0, Digital Marketing ngày càng quan trọng, thậm chí đang dần thay thế các phương thức tiếp thị truyền thống.
Theo báo cáo năm 2021, thế giới có 5,22 tỷ người dùng smartphone, 4,66 tỷ người dùng internet và 4,2 tỷ người sử dụng mạng xã hội. Tại Việt Nam, 94% người dùng internet hàng ngày, trung bình dành 6 giờ 42 phút trực tuyến, trong đó 2 giờ 33 phút cho mạng xã hội (We Are Social).
Những con số này cho thấy internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống và công việc. Chính vì thế, ngày càng nhiều doanh nghiệp mạnh tay đầu tư vào Digital Marketing, tận dụng các nền tảng trực tuyến để tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.
Xem thêm: Review ngành digital Marketing
3. Một số lĩnh vực chính của Digital Marketing
Sau khi đã nắm rõ được mã ngành Digital Marketing bạn có thể tìm hiểu thêm về một số lĩnh vực chính của ngành này như:
3.1. Thiết kế trải nghiệm, giao diện người dùng (UI/UX) cho website hoặc blog
Hầu hết doanh nghiệp sở hữu website để cung cấp thông tin và kết nối khách hàng. UI/UX đóng vai trò quan trọng, yêu cầu kỹ năng nghiên cứu, lập trình và thiết kế để tạo ra trải nghiệm mượt mà, tối ưu hiệu quả trang web/ứng dụng.
3.2. Quảng cáo
3.3. Content marketing
Công việc của một Content Marketing bao gồm content writing, quản lý nội dung mạng xã hội, copywriting, biên kịch, viết bài SEO, biên tập và nhiều vai trò khác, nhằm tạo nội dung thu hút, tối ưu hiệu quả truyền thông.
3.4. SEO – Search Engine Optimization

SEO chính là sự kết hợp của công cụ Digital Marketing và nội dung để đưa website/sản phẩm của doanh nghiệp lên trên top đầu tìm kiếm. SEO liên quan đến các công việc như phát triển nội dung social, sử dụng công cụ, sáng tạo content hữu ích, tối ưu website,…
3.5. Email marketing
Email marketing được coi là một kênh bổ trợ những hoạt động truyền thông khác cho doanh nghiệp/sản phẩm. Đây là một cách lan tỏa thông tin khá hiệu quả và trực tiếp khi có nội dung đúng đối tượng khách hàng. Email marketing thường liên quan đến những công việc như thiết kế, sáng tạo nội dung, đo lường hiệu quả, nghiên cứu đối tượng khách hàng,…
4. Cơ hội việc làm cho ngành Digital Marketing
Trong giai đoạn hiện nay, học viên tận dụng xu hướng phát triển của nước ta hiện để tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp phù hợp nhất:
Quản lý Digital Marketing: Giám sát và thực hiện việc phát triển chiến dịch marketing và toàn bộ chiến lược nội dung.
Quản lý thương hiệu: Lập kế hoạch phát triển xây dựng mối quan hệ tích cực với thị trường mục tiêu và nhận dạng thương hiệu trên thị trường.
Chuyên viên phân tích chiến dịch marketing: tại đây bạn sẽ phân tích, đánh giá, nhận xét, và đưa ra những hướng giải quyết cho các khó khăn của doanh nghiệp.
Quản lý tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): cụ thể là tăng lượng truy cập website bằng cách là tăng khả năng hiển thị của website tới người dùng trên các trang như Google, Yahoo, Bing,…
Chuyên viên truyền thông xã hội: Phân phối nội dung để quảng bá hoạt động, thương hiệu hoặc sản phẩm của tổ chức.
Chuyên viên tư vấn quảng cáo: Đề xuất và hiện thực hóa các thông điệp, ý tưởng quảng cáo dựa vào các yêu cầu, mong muốn của khách hàng.
Social media marketing: hay còn được gọi là tiếp thị truyền thông xã hội, việc sử dụng các nền tảng như Facebook, LinkedIn, Zalo hay Instagram để quảng bá về các sản phẩm hay dịch vụ.
Content marketing: tạo ra nội dung hữu ích cho các khách hàng mục tiêu, để hỗ trợ doanh nghiệp.
Digital Advertising: đây là hình thức quảng cáo về một thông điệp dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp đến đối tượng các khách hàng tiềm năng thông qua hệ thống Internet.
Xem thêm: Thương mại điện tử và Digital Marketing
5. Mức lương ngành Digital Marketing

Theo báo cáo của First Alliances năm 2024, mức lương trung bình tại Việt Nam trong lĩnh vực Digital Marketing khá hấp dẫn:
- Digital Marketing Manager (3 năm kinh nghiệm): 1.500 – 2.000 USD (34 – 46 triệu đồng).
- Marketing Director (10+ năm kinh nghiệm): 5.000 – 7.000 USD (115 – 161 triệu đồng).
Những con số này cho thấy tiềm năng phát triển và thu nhập đáng kỳ vọng trong ngành Digital Marketing.
6. Học Digital Marketing theo hệ từ xa tại Đại học Thái Nguyên
Chương trình học Digital Marketing theo hình thức từ xa tại Đại học Thái Nguyên mang đến cơ hội học tập linh hoạt và tiện lợi cho sinh viên. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm cùng chương trình đào tạo cập nhật xu hướng mới nhất trong ngành marketing, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức về các công cụ, chiến lược quảng cáo trực tuyến, phân tích dữ liệu, SEO, SEM, và social media marketing. Hệ đào tạo từ xa giúp bạn học mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời nâng cao cơ hội phát triển nghề nghiệp trong môi trường marketing số.
Kết luận
Bài viết trên đây ngoài việc tìm hiểu được mã ngành Digital Marketing bạn còn hiểu rõ được hơn về công việc hay các lĩnh vực của ngành này. Chúc cho các sĩ tử mùa thi sắp tới trúng tuyển được vào những ngôi trường yêu thích và hoàn thành tốt các quyết định mà mình theo đuổi!