Mã ngành Luật kinh tế – 1001 câu hỏi liên quan đến ngành Luật kinh tế
10:50 06/03/2023“Mã ngành Luật kinh tế là gì?” là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc này. Đồng thời, trả lời chi tiết nhất những câu hỏi thường gặp của các thí sinh xung quanh chủ đề: “Có nên học ngành Luật kinh tế hay không?”
Mục lục bài viết
1. Mã ngành Luật kinh tế là gì? Ngành Luật kinh tế là gì?
Mã ngành Luật kinh tế là 7380107. Bộ Giáo dục đã quy định đây là mã ngành chung cho xét tuyển tất cả các trường Đại học có giảng dạy ngành học này.
Để hiểu rõ hơn về ngành Luật kinh tế, người ta thường nhìn nhận theo 2 góc độ chính, đó là:
- Góc độ học thuật
Luật kinh tế là một phân ngành nhỏ trong lĩnh vực luật. Điểm khác biệt lớn nhất là Luật kinh tế chủ yếu nghiên cứu về các quan hệ giữa kinh tế, luật và chính trị. Trong đó, đối tượng quan tâm chủ yếu của ngành học này là tài chính, kinh doanh, thị trường chứng khoán, quản lý tài sản, tài chính doanh nghiệp, quản lý rủi ro và pháp luật tài chính.
Sau khi ra trường, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên ngành như: Hệ thống thông tin kinh doanh, kinh tế học quốc tế, kinh tế lượng, phương pháp định lượng trong nghiên cứu kinh tế, lịch sử các thuyết học kinh tế, kinh tế đối ngoại, kinh tế lao động, kinh tế công, lập thẩm định dự án đầu tư, kinh tế phát triển,
- Góc độ xã hội
Luật kinh tế là một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, là trung gian chi phối trực tiếp các mối quan hệ kinh tế trong xã hội. Như vậy, ngành nghề này được coi là “trợ thủ đắc lực” giúp Nhà nước bảo vệ quyền lợi một cách hiệu quả cho các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Để “nối dài cánh tay”, chạm tới từng ngóc ngách của nền kinh tế, Luật kinh tế đã được bổ sung với nhiều bộ luật như: Luật Doanh nghiệp, luật sở hữu trí tuệ, luật thương mại,…
2. Điểm chuẩn ngành Luật kinh tế là bao nhiêu?
Để nhìn nhận và lựa chọn đúng đắn nhất, hãy cùng xem xét điểm chuẩn xét tuyển ngành Luật kinh tế năm 2022 của các trường như sau:
- Khu vực Hà Nội và các tỉnh miền Bắc
- Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và miền Nam
=>> Xem thêm: Nên học Luật hay Luật kinh tế
3. Các khối thi ngành Luật kinh tế
Sau khi biết về mã ngành Luật kinh tế, nhiều người cũng không khỏi thắc mắc về các khối thi của ngành nghề này. Tin vui cho các thí sinh là dù bạn giỏi các môn Tự nhiên hay Xã hội, bạn đều có thể đăng ký ngành Luật kinh tế bằng các khối thi sau:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa);
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh);
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa);
- Khối D01 (Toán, Anh, Văn);
- Khối A04 (Toán, Lý, Địa);
- Khối A08 (Toán, Sử, GDCD);
- Khối A09 (Toán, Địa, GDCD);
- Khối C01 (Văn, Toán, Lý);
- Khối C02 (Toán, Hóa, Văn);
- Khối C03 (Văn, Toán, Sử);
- Khối C04 (Toán, Văn, Địa);
- Khối C05 (Văn, Lý, Hóa);
- Khối C14 (Toán, Văn, GDCD);
- Khối C15 (Văn, Toán, KHXH);
- Khối C19 (Văn, Sử, GDCD);
- Khối C20 (Văn, Địa, GDCD);
- Khối D02 (Văn, Toán, tiếng Nga);
- Khối D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp);
- Khối D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh);
- Khối D14 (Văn, Sử, Anh);
- Khối D15 (Văn, Địa, Anh);
- Khối D66 (Văn, Anh, GDCD);
- Khối D84 (Toán, Anh, GDCD);
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh);
- Khối D96 (Toán, KHXH, Anh).
=>> Xem thêm: Học Luật kinh tế có khó không?
4. Cơ hội việc làm của ngành Luật kinh tế
Nhờ sự mở cửa rộng rãi của thị trường trong và ngoài nước, ngành Luật kinh tế ngày càng có chỗ đứng vững chãi đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Cơ hội việc làm của ngành nghề này là vô cùng đa dạng, có thể kể đến như:
- Chuyên viên luật kinh tế giúp giải quyết các vấn đề về pháp lý và tài chính của công ty tài chính, ngân hàng, công ty bảo hiểm hoặc công ty quản lý tài sản,…
- Chuyên gia tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến tài chính, kinh doanh, quản lý tài sản và quản lý rủi ro của doanh nghiệp.
- Chuyên viên tư vấn luật chuyên nghiệp tại các văn phòng luật.
- Chuyên gia giải quyết các vấn đề tài chính và pháp lý trong các cơ quan Nhà nước.
- Giảng viên ngành Luật kinh tế hoặc các môn liên quan đến Luật kinh tế tại các trường Đại học, Cao đẳng.
5. Mức lương ngành Luật kinh tế
Một trong những thắc mắc được nhiều bạn sinh viên quan tâm nhất là mức lương sau khi ra trường của ngành Luật kinh tế. Theo tính toán năm 2020, mức lương cơ bản của một nhà Luật kinh tế tại Việt Nam là từ 8 – 15 triệu. Đây là mức lương trung bình, không quá chênh lệch so với các ngành nghề khác.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể nâng cao mức thu nhập của mình bằng cách trau dồi thêm các kỹ năng mềm, kinh nghiệm và nghiệp vụ trong quá trình làm việc.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi: “Mã ngành Luật kinh tế là gì?” và kiến thức tổng quan về ngành nghề này. Hy vọng bài viết trên đã mang tới cho bạn một phương án tham khảo bổ ích trong quá trình định hướng của bản thân.
=>> Xem thêm: Ngành Luật kinh tế học trường nào?
Nguồn tham khảo: trangedu,com ; diemthi.vnexpress.net ; tuyensinhdaihoc.edu.vn