Mức lương trung bình của ngành Quản trị kinh doanh có cao không?
06:55 30/11/2021Những năm trở lại đây, Quản trị Kinh doanh hiện đang là ngành nghề được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn. Một trong những yếu tố khiến ngành học này ngày càng hot chính là mức thu nhập khá tốt sau khi các bạn tốt nghiệp. Bài viết này sẽ giúp các bạn phần nào hiểu rõ lộ trình thăng tiến cũng như mức lương trung bình của ngành Quản trị kinh doanh.
Mục lục bài viết
1. Ngành Quản trị kinh doanh là gì ?
Quản trị trong kinh doanh có thể được hiểu là việc quản lý một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Về cụ thể, quản trị kinh doanh bao gồm những hành động được thực hiện nhằm đảm bảo, duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Học quản trị kinh doanh ra trường làm gì?
Cơ hội nghề nghiệp
Trong thời kỳ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Kinh doanh chuyển biến mạnh mẽ với các mô hình kinh doanh mới có ứng dụng công nghệ. Với những kiến thức tổng quan về điều hành và những lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp, sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh có nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở tùy theo sở thích và điểm mạnh của bạn thân, chẳng hạn như:
- Chuyên viên, quản lý kinh doanh
- Chuyên viên, quản lý marketing
- Quản lý truyền thông – Quan hệ công chúng
- Quản trị nhân sự
- Phát triển văn hóa – nhân sự (Learning & Development)
- Phân tích, quản lý tài chính – kế toán
- Chuyên gia pháp lý
- Quản lý quan hệ đối tác
- Giám đốc, quản lý điều hành bộ phận
Con đường thăng tiến trong ngành Quản trị kinh doanh
Như vậy, tốt nghiệp ngành QTKD phần lớn bạn sẽ làm việc tại một trong hai phòng như đã nói bên trên. Tại mỗi phòng này sẽ có một lộ trình thăng tiến trong sự nghiệp như sau:
- Vị trí trợ lý hay thử việc
- Vị trí Nhân viên – Chuyên viên
- Vị trí Trưởng phòng – Quản lý
- Vị trí Giám đốc
Như vậy, mỗi công ty sẽ có phòng ban, tên gọi khác nhau, chức năng nhiệm vụ khác nhau. Nhưng nhìn chung để thăng tiến trên con đường sự nghiệp, bạn luôn không ngừng nỗ lực, tích luỹ kinh nghiệm và đồng thời phải trung thành tuyệt đối. Luôn làm việc với tâm thế công ty đó chính là công ty của mình.
Xem thêm: Quản trị kinh doanh lọt top 10 ngành có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất
3. Mức lương trung bình của ngành Quản trị kinh doanh
Trong những năm gần đây, nhân viên ngành Quản trị Kinh doanh có cơ hội việc làm rất rộng khắp, cùng với đó là thu nhập hấp dẫn đến từ mức lương và các khoản thưởng doanh số, thưởng KPIs… Tổng thu nhập ngành quản trị kinh doanh thường dao động trong khoảng 4 triệu – 21 triệu đồng/tháng. Tại những vị trí cấp cao, hoặc trong môi trường doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngoài, con số này còn cao hơn nhiều.
Trong những năm gần đây, ngành Quản trị kinh doanh được nhận định là có cơ hội phát triển mạnh mẽ, mở ra cơ hội việc làm rộng rãi dành cho người lao động. Bên cạnh đó, mức thu nhập hấp dẫn từ ngành này cũng trở thành mối quan tâm lớn đối với các ứng viên từ lương cơ bản đến các khoản thưởng doanh số, thưởng KPIs, … Xét theo mức chung nhất thì tổng thu nhập của ngành Quản trị kinh doanh thường dao động từ 4 – 21 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào từng vị trí, kinh nghiệm cũng như địa điểm làm việc. Mức lương tổng quan cho ngành này sẽ là:
- Mức lương thấp nhất khoảng 3.675.000 đồng/tháng
- Mức lương trung bình khoảng 10.731.000 đồng/tháng
- Mức lương cao nhất khoảng 21.755.000 đồng/tháng
Mức lương theo cấp bậc, chức danh
- Đối với vị trí Giám đốc kinh doanh hay Giám đốc Marketing thì mức lương sẽ từ 15 – 20 triệu đồng/tháng (có thể cao hơn rất nhiều tùy theo năng lực và trách nhiệm công việc). Những ai có thâm niên làm việc và năng lực tốt thì mức lương có thể lên đến 80 triệu đồng/tháng.
- Đối với vị trí từ trưởng phòng trở lên thì mức lương sẽ khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng.
- Đối với vị trí nhân viên Marketing, nhân viên kinh doanh thì mức lương sẽ khoảng 5 – 9 triệu đồng/tháng.
- Riêng với vị trí nhân viên kỳ cựu, có năng lực và có thâm niên thì mức lương sẽ có thể lên đến 10 triệu đồng/tháng.
Mức lương theo kinh nghiệm làm việc
- Mức lương khởi điểm dành cho sinh viên mới ra trường sẽ chỉ khoảng 3 – 4 triệu đồng/tháng.
- Với những ai có kinh nghiệm từ 1 – 2 năm thì mức lương sẽ từ 5 – 8 triệu đồng/tháng.
- Còn với những ai có kinh nghiệm từ trên 2 năm thì mức lương sẽ từ 7 – 10 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn là khoảng 12 – 15 triệu đồng/tháng tùy theo năng lực.
Xem thêm: Quản trị kinh doanh học khối nào, có lo thất nghiệp không?
Mức lương trung bình của ngành Quản trị kinh doanh theo địa điểm làm việc
- Mức lương Quản trị kinh doanh tại Hà Nội dao động từ 4 – 15 triệu đồng/tháng.
- Mức lương Quản trị kinh doanh tại TPHCM dao động từ 5 – 17 triệu đồng/tháng.
- Mức lương Quản trị kinh doanh tại Đà Nẵng dao động từ 5 – 15 triệu đồng/tháng.
- Mức lương Quản trị kinh doanh tại một số vùng xa trung tâm sẽ từ 4 – 10 triệu đồng/tháng.
Như vậy, việc tính lương cho các vị trí việc làm ngành Quản trị kinh doanh cũng khá dễ dàng và bất kỳ ai cũng có thể áp dụng để tính lương cho mình. Hơn nữa hiểu được mức lương trung bình, mức lương theo từng vị trí chức vụ, kinh nghiệm, địa điểm, … sẽ giúp cho các ứng viên có thể áp dụng đánh giá cho phù hợp với năng lực của mình, tránh bị các nhà tuyển dụng o ép phải nhận các mức lương thấp hơn so với mặt bằng chung của ngành. Việc nắm rõ được mức lương của ngành Quản trị kinh doanh cũng sẽ giúp cho các bạn có thể hiểu được về giá trị công việc mình theo đuổi như thế nào.
Để được trải nghiệm học trực tuyến MIỄN PHÍ ngành Quản trị kinh doanh Đại học Thái Nguyên, bạn vui lòng để lại thông tin tại Website này hoặc liên hệ qua HOTLINE: 0914.709.118 để được hỗ trợ nhanh nhất!