Ngành điện tử viễn thông tiếng Anh là gì? Có dễ xin việc không?
15:37 10/01/2024Ngành điện tử viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến của thời đại 4.0 vào phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất. Vì vậy, khối ngành kỹ thuật, điển hình như ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông đang là sự lựa chọn hàng đầu của các sinh viên trẻ, năng động, đam mê công nghệ khoa học kỹ thuật, có sở trường là các môn học khối A: Toán, Vật lý, Hóa học và khối A1: Toán, Vật lý, Anh Văn. Vậy ngành điện tử viễn thông tiếng Anh là gì?
Mục lục bài viết
1. Ngành điện tử viễn thông tiếng Anh là gì?
Nếu thắc mắc ngành điện tử viễn thông tiếng anh là gì thì ngành này được tạo nên bởi hai mảng có tính liên quan, đó là điện tử và viễn thông. Vì vậy, tên tiếng Anh của ngành Điện tử – Viễn thông là Electronics and Telecommunication Engineering.
Theo đó, mảng điện tử thường làm sản xuất các vi mạch điện tử, dùng để điều khiển các thiết bị công nghệ. Còn mảng viễn thông chịu trách nhiệm sử dụng các sản phẩm do mảng điện tử chế tạo ra để xây dựng hệ thống viễn thông phục vụ mục đích kết nối, truyền dẫn thông tin.
Các sản phẩm do ngành kỹ thuật Điện tử – Viễn thông tạo ra chính là những thiết bị quen thuộc trong đời sống hàng ngày như: Tivi, máy tính, điện thoại, đài phát thanh,… Đây là những thiết bị quan trọng phục vụ cho mục đích trao đổi, tương tác giữa con người, giúp hoạt động giao tiếp được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn.
2. Ngành điện tử viễn thông đào tạo kiến thức gì?
Khi đã biết được ngành điện tử viễn thông tiếng Anh là gì, nhiều người cũng rất quan tâm đến những kiến thức mà chuyên ngành này đào tạo. Hiện nay, ngành kỹ thuật điện tử viễn thông được chia thành 3 lĩnh vực phát triển, đào tạo các phạm vi kiến thức như sau:
- Lĩnh vực mạng và internet: Sinh viên sẽ được đào tạo bài bản kiến thức về lập trình để phát triển ra các sản phẩm sử dụng trực tiếp, đề xuất giải pháp cho các sản phẩm truyền thông số.
- Lĩnh vực IoT: Ở lĩnh vực này, sinh viên cũng được dạy các kiến thức về lập trình để làm ra các sản phẩm ứng dụng cho hệ thống IoT.
- Lĩnh vực di động và thông tin vô tuyến: Sinh viên sẽ sử dụng kiến thức về lập trình đã được đào tạo để sản xuất ra sản phẩm ứng dụng dùng trên các thiết bị di động và hệ thống thông tin vô tuyến.
Ngoài ra, sinh viên ngành điện tử viễn thông còn được đào tạo kiến thức về việc sử dụng các phương pháp, công cụ để phân tích, phát triển hệ thống mạng và dịch vụ viễn thông. Đồng thời, học hỏi kiến thức về quản lý, giám sát và tích hợp các sản phẩm công nghệ truyền thông vào các lĩnh vực khác.
=>> Xem thêm: Review ngành điện tử viễn thông chi tiết nhất
3. Tiềm năng phát triển của ngành điện tử viễn thông
Điện tử – viễn thông là 1 trong 10 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao và sẽ tăng đều qua các năm. Theo nhận định của Bộ Thông tin và Truyền thông trong buổi Hội thảo Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2020 – 2025, nguồn nhân lực liên quan đến điện tử và máy tính ở Việt Nam sẽ thiếu hụt nghiêm trọng trong thời gian tới. Trong khi đó, lĩnh vực điện tử – viễn thông, công nghệ thông tin luôn có mức tăng trưởng cao, ước khoảng 10%/năm.
Các doanh nghiệp trong nước như Viettel, FPT, VNPT, VinGroup… đang phát triển mạnh, tuyển dụng nhiều để tăng khả năng cạnh tranh. Theo đại diện Viettel, hơn 50% nhân lực kỹ sư của doanh nghiệp tốt nghiệp chuyên ngành điện tử – viễn thông. Mỗi năm, doanh nghiệp cần tuyển khoảng 100 kỹ sư mới ra trường.
4. Cơ hội việc làm ngành điện tử viễn thông
Với khối lượng kiến thức đào tạo và nhu cầu của thị trường tuyển dụng hiện nay, sinh viên Điện tử – Viễn thông sau khi ra trường có thể giữ những vai trò sau trong một tổ chức, doanh nghiệp:
- Nhân viên kỹ thuật: làm vai trò vận hành kỹ thuật tại phòng kỹ thuật số của đài phát thanh, đài truyền hình.
- Nhân viên thiết kế: chịu trách nhiệm thi công, thiết kế và quy hoạch hệ thống mạng tại các công ty làm về viễn thông.
- Nhân viên mạng viễn thông: làm công tác lắp đặt và giám sát hệ thống cáp và dịch vụ Internet.
- Lập trình viên: chịu trách nhiệm viết các mã code, xây dựng và phát triển hệ thống website và các ứng dụng dùng trên hệ thống mạng viễn thông.
- Quản lý dự án: phụ trách tìm nhà thầu, tư vấn, báo giá và quản lý các dự án lắp đặt mạng và dịch vụ viễn thông.
Mức thu nhập dành cho cử nhân Điện tử – Viễn thông sau khi ra trường ở các vị trí trên sẽ dao động từ 8 – 10 triệu đồng/ tháng. Đối với bậc kỹ sư, thì mức thu nhập sẽ cao hơn, khoảng 11 triệu đồng/ tháng trở lên.
=>> Xem thêm: Lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông có cao như lời đồn?
5. Tìm hiểu chương trình đào tạo từ xa ngành điện tử viễn thông
Nếu cảm thấy bản thân phù hợp với ngành này hoặc đang tìm hiểu ngành điện tử viễn thông tiếng Anh là gì, bạn có thể tham khảo ngay chương trình đào tạo từ xa ngành điện tử viễn thông của Đại học Thái Nguyên.
Với chương trình này, học viên sẽ được học tập theo phương pháp trực tuyến mà không cần phải đến trường. Sinh viên được tự do sắp xếp thời gian học tập của mình, mà vẫn được giám sát một cách chặt chẽ bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm. Các bài giảng và học liệu hướng dẫn sẽ biên soạn dưới dạng tài liệu online như video, audio hoặc các slides thuyết trình.
Cuối mỗi học phần, học viện sẽ tổ chức kỳ thi trực tiếp để đánh giá năng lực của học viên và trao bằng tốt nghiệp vào cuối hệ đào tạo. Bằng tốt nghiệp của chương trình đào tạo từ xa ngành điện tử viễn thông cũng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chứng nhận là có giá trị tương đương với bằng đại học chính quy.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã giải đáp được thắc mắc: “Ngành điện tử viễn thông tiếng Anh là gì?”. Hãy theo đuổi chương trình đào tạo từ xa của Đại học Thái Nguyên ngay để bắt kịp với xu hướng mới nhất của xã hội nhé!
Nguồn tham khảo: bcvt.edu.vn ; vienktcn.vinhuni.edu.vn ; rightpath.edu.vn