Ngành Marketing gồm những mảng nào? Bí quyết trở thành Marketer giỏi
10:33 28/02/2023Ngành Marketing là lĩnh vực rộng và được phân thành nhiều mảng khác nhau. Điều này khiến cho nhiều bạn trẻ hoang mang và chưa xác định được hướng đi cụ thể. Hãy cùng dhthainguyen.edu.vn tìm hiểu ngành marketing gồm những mảng nào qua bài viết sau.
Mục lục bài viết
1. Ngành Marketing gồm những mảng nào
1.1. Xây dựng thương hiệu (Branding)
Branding là quá trình tạo ra nhận thức mạnh mẽ, tích cực của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Doanh nghiệp thực hiện điều này thông qua việc lên các chiến lược quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến đối tượng công chúng nhất định. Mục đích của quá trình này là tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh và xây dựng tệp khách hàng trung thành.
Theo số liệu trong cuộc khảo sát của Zendesk, 87% người dùng cho biết việc Branding nhất quán trên tất cả các nền tảng là cực kỳ quan trọng.
Điều này có nghĩa là khách hàng muốn rằng các thông điệp mà doanh nghiệp đưa ra phải đồng nhất tại mọi điểm tiếp xúc. Nếu thương hiệu thường xuyên thay đổi “tính cách”, không có tính đồng nhất và xuyên suốt sẽ khiến khách hàng khó nhận dạng.
Vì vậy khi muốn thay đổi nhận diện thương hiệu thì phải thay đổi một cách đồng bộ. Phải đảm bảo việc xây dựng thương hiệu nhất quán để khách hàng có thể ghi nhớ dễ dàng.
Đối với các doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Adidas, Nike,.. họ sẽ xây dựng chiến lược Branding riêng biệt cho từng dòng sản phẩm. Tuy nhiên mọi chiến lược đều mang tính cách xuyên suốt của thương hiệu “mẹ”.
1.2. Quảng cáo (Advertising)
Quảng cáo (Advertising) là hình thức tuyên truyền, quảng bá mà doanh nghiệp phải trả phí để giới thiệu sản phẩm của mình đến khách hàng. Mục đích của việc này là tạo tác động tích cực đến nhận thức của người tiêu dùng.
Quảng cáo được thực hiện trên nhiều phương tiện khác nhau. Từ những phương tiện truyền thống như báo, truyền hình, đài phát thành đến các phương tiện truyền thông hiện đại ngày nay như mạng xã hội, website,… Cho đến nay thì hình thức quảng cáo đã tồn tại rất lâu và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động truyền thông.
Theo thống kê của eMarketer, trong năm 2022 chi tiêu tiếp thị số trên toàn cầu lên đến 571,16 tỷ USD. Với mức tăng trưởng 16,2%, tiếp thị số chiếm đến 65,9% tổng số chi tiêu quảng cáo trên toàn cầu. Dự kiến trong năm 2025 con số này sẽ tăng lên 785,08 tỷ USD, với mức tăng trưởng trung bình hơn 9%.
=>> Xem thêm: Review ngành Digital Marketing chi tiết nhất
1.3. Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing)
Digital Marketing là tất cả hoạt động Marketing được thực hiện trên công nghệ kỹ thuật số. Các nền tảng này bao gồm máy tính, điện thoại di động, các phương tiện và nền tảng kỹ thuật số. Cần phân biệt Digital Marketing với Internet Marketing, Digital Marketing không chỉ giới hạn trong phạm vi mạng Internet mà nó bao hàm cả phạm trù này.
Digital Marketing còn được diễn ra trên những nền tảng không Internet như truyền hình, điện thoại di động, màn hình LED,… Tuy nhiên do sự phát triển mạnh mẽ của Internet làm nhiều người nhầm lẫn và đánh đồng với Internet Marketing. Kết luận là Internet Marketing chi là một phần nằm trong Digital Marketing.
Trong Digital Marketing còn được chia làm nhiều mảng nhỏ hơn như SEO, SEM, Influencer Marketing, Social Media, Email Marketing,… Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn Digital Marketing gồm những mảng nào qua bài viết dưới đây.
=>> Xem thêm: Digital marketing là gì và những khía cạnh về ngành học này
1.4. Marketing thương mại (Trade Marketing)
Để hiểu rõ định nghĩa về Trade Marketing, trước hết bạn cần nắm một số khái niệm sau:
- Consumer Marketing: người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng hàng hóa/ dịch vụ thì doanh nghiệp lập tức đáp ứng nhu cầu đó.
- Customer Marketing: Khách hàng được nhắc trong khái niệm này cụ thể là nhà bán lẻ và kênh phân phối. Đó sẽ là nơi đảm bảo hàng hóa đến được tay người tiêu dùng.
- Shopper Marketing: Brand lấy người mua hàng làm trung tâm, thực hiện các chiến dịch truyền thông và tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng.
Ba đối tượng chính được đề cập ở trên là Consumer (Người tiêu dùng), Customer (Khách hàng – nhà bán lẻ) và Shopper (Người mua hàng). Trade Marketing là hoạt động truyền thông với cả 3 đối tượng trên.
Nhiều người thường nhầm lẫn Trade Marketing và Brand Marketing (Branding) bởi có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên hình thức Branding chỉ là chiến thắng trong tâm trí người tiêu dùng, còn Trade Marketing là chiến thắng về điểm bán ở cả người tiêu dùng và nhà bán lẻ.
Hoạt động Trade Marketing rất quan trọng, bởi vì nếu sản phẩm không được mua thì mọi hoạt động khác đều trở nên vô nghĩa. Chẳng hạn khi doanh nghiệp bạn làm Branding rất tốt, nhưng khách hàng lại mua sản phẩm đối thủ vì họ có chương trình khuyến mãi. Lý do là hoạt động Trade
1.5. Quan hệ công chúng (PR)
Theo định nghĩa của Hiệp hội Quan hệ Công chúng Hoa Kỳ, Public Relation (PR) là quá trình giao tiếp chiến lược nhằm xây dựng mối quan hệ tích cực giữa các tổ chức với công chúng của họ. Cụ thể là các chuyên gia Public Relation sẽ quản lý và xây dựng hình ảnh, danh tiếng của tổ chức. Họ giúp công ty “giao tiếp” với công chúng và khiến công chúng thấy được mặt tích cực, giá trị công ty mang lại.
Tại Việt Nam, PR được tách ra làm một ngành riêng biệt. Tuy nhiên có rất nhiều điểm tương đồng giữa PR với Marketing, truyền thông và quảng cáo. Bên cạnh đó cũng có nhiều khía cạnh đặc trưng của PR khiến nó trở thành một ngành độc đáo.
Trong hoạt động kinh doanh, Public Relation đóng một vai trò quan trọng. Ngoài việc tạo mối quan hệ tích cực với khách hàng, PR còn giúp tăng doanh số bán hàng. Bên cạnh đó, PR cho phép thương hiệu tận dụng các cơ hội, giảm thiểu thiệt hại từ khủng hoảng truyền thông,…
1.6. Nghiên cứu thị trường (Market Research)
Khi bạn thắc mắc marketing gồm những mảng nào, có thể tìm hiểu về mảng nghiên cứu thị trường. Đây là thứ bạn phải làm đầu tiên khi chưa xác định được nên làm gì. Ông Wernher von Braun – nhà nghiên cứu tên lửa hàng đầu thế giới cũng đồng tình với quan điểm này.
Nghiên cứu thị trường là một quá trình lâu dài, gồm nhiều hoạt động như thu thập, phân tích, diễn giải thông tin,… Việc nghiên cứu thị trường cho ta biết rõ về quá khứ, hiện tại và tương lai của một ngành. Mục đích chính của việc này là đo lường hiệu quả và giảm thiểu rủi ro vận hành.
Đôi khi Nghiên cứu thị trường bị hiểu lầm rằng có khả năng làm tăng doanh thu, đem lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên đó là kết quả của tập hợp nhiều hoạt động chứ không phải chỉ nghiên cứu thị trường.
Trong nghiên cứu thị trường có 6 mảng phổ biến bao gồm:
- Customer & Market Research.
- Product Research.
- Promotional Research.
- Distribution Research.
- Sales Research.
- Market Environment Research.
=>> Xem thêm: Mức lương của ngành Digital Marketing có như lời đồn
2. Nên học Marketing ở đâu uy tín và có nhiều cơ hội việc làm?
Ngoài việc tìm hiểu marketing gồm những mảng nào, bạn còn nên lựa chọn một môi trường học tập thật chất lượng. Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều trường thực hiện giảng dạy ngành Marketing rất uy tín. Tuy nhiên nếu bạn là người không có nhiều thời gian, bạn nên tham khảo các khóa đào tạo từ xa.
Trung tâm Đào tạo từ xa – Đại học Thái Nguyên là nơi tiên phong trong lĩnh vực đào tạo từ xa, chuyên giảng dạy các khối ngành kinh tế. Trong đó Marketing số và Thương mại điện tử là một trong những ngành trọng điểm của Trung tâm, thu hút rất nhiều học viên.
Ưu điểm của khóa học này là bạn tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí mà vẫn có tấm bằng tốt nghiệp giá trị tương đương hệ chính quy. Chương trình giảng dạy thực hiện hoàn toàn bằng hình thức trực tuyến. Tuy nhiên chất lượng bài giảng đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng cho bạn để thực hiện công việc trong tương lai.
Vậy còn chần chừ gì mà không đăng ký ngay khóa học tại Trung tâm. Chúc bạn chọn được chuyên ngành phù hợp và có được công việc mơ ước trong tương lai.
=>> Xem thêm : Các trường đào tạo Digital Marketing tốt nhất Việt Nam 2023
Nguồn tham khảo: brademar.com, tuyensinhdonga.edu.vn, headhunting.vn