Nhìn nhận nấc thang của những sinh viên ngành điện tử viễn thông qua quyết định bổ nhiệm Tân chủ tịch Viettel Tào Đức Thắng
06:39 28/12/2021Mới đây, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã ký quyết định bổ nhiệm ông Tào Đức Thắng vào vị trí Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của Tập đoàn Viettel – tập đoàn mạng viễn thông quyền lực nhất trên cả nước. Xuất thân từ một sinh viên ngành Điện tử viễn thông, ông Tào Đức Thắng đã đi qua nhiều chức vụ để tiến dần đến vị trí là người đứng đầu của tập đoàn. Điện tử viễn thông khó xin việc? Liệu có đúng hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Hiểu thế nào về điện tử viễn thông?
Điện tử viễn thông (Electronics and Telecommunication) là ngành đào tạo ứng dụng công nghệ, kỹ thuật vào việc tạo nên các thiết bị điện tử như máy thu hình, điện thoại, máy tính, và các thiết bị điện tử khác,… từ đó xây dựng hệ thống mạng thông tin toàn cầu, giúp cho việc trao đổi thông tin giữa người với người được thuận lợi và dễ dàng hơn.
2. Điện tử viễn thông có thiếu người không?
Theo thống kê chính thức của Tổng cục thống kê, sơ bộ năm 2020 về Doanh thu của ngành viễn thông, đã đạt 315 214, 7 tỷ đồng.
Đặc biệt, năm 2020 là năm mà dịch Covid-19 vẫn đang có nhiều biến đổi khôn lường, trong khi những ngành khác bị trì trệ và thụt lùi, thì Điện tử viễn thông vẫn luôn nằm trong top những ngành có độ tăng trưởng cao. Được đánh giá là một ngày có mức độ tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam và trên thế giới, chỉ tính từ năm 2007 đến nay, doanh thu của ngành này đã tăng gấp 5,5 lần và luôn ở mức trên 315 tỷ đồng trong vòng 4 năm trở lại đây.
Nhiều người nói rằng “Điện tử viễn thông khó xin việc”, nhưng thực tế cho thấy, tính liên tục và an toàn của ngành này đã thu hút được lượng lớn lao động, đặc biệt là trong thời đại ứng dụng công nghệ thông tin như hiện nay, thì nhu cầu về lao động lại càng cao hơn.
Đây không phải một ngày mà máy móc lên ngôi, mà là ngành con người dùng kỹ thuật để kiểm soát máy móc. Nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm trong vấn đề tìm việc làm.
3. Điện tử viễn thông khó xin việc, thật không?
Quyết định bổ nhiệm Tân chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã biến ông Tào Đức Thắng trở thành một trong những thủ lĩnh trẻ tuổi nhất trong lịch sử phát triển của tập đoàn, khi chỉ mới 48 tuổi.
Xuất thân từ một sinh viên ngành điện tử viễn thông tại một miền quê nghèo tỉnh Thanh Hóa, đây thực sự là một dấu hiệu tốt giúp những ai đang theo đuổi ngành này có thêm niềm tin vào sự phát triển trong tương lai. Bằng sự hiểu biết của bản thân, ông đã có nhiều đóng góp trong việc tối ưu mạng hoàn toàn do người Việt làm chủ, chuyển đổi kết nối, xây dựng phần mềm quản lý văn phòng,…
Hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel là thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam, không khó để nhận ra được sức bao phủ của Viettel trong đời sống của chúng ta. Ngoài Viettel Mobile, Tập đoàn này hiện còn đang có nhiều ngành chính khác như: ngành dịch vụ viễn thông & CNTT; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số.
Như vậy có thể thấy, chỉ tính riêng đối với Viettel, cơ hội việc làm cho những sinh viên ngành Điện tử viễn thông đã là vô cùng lớn.
Ngoài ra, nhằm đáp ứng sự phát triển của quản trị số nói riêng và công nghệ thông tin nói chung, thì cử nhân ngành điện tử viễn không vẫn còn rất nhiều lựa chọn khác, ngoài lựa chọn việc làm trong các tập đoàn viễn thông như:
- Kỹ sư vô tuyến: thiết kế, tối ưu, quy hoạch mạng, vận hành mạng và mạng di động 2G, 3G, 4G, 5G
- Kỹ sư truyền dẫn: vận hành khai thác mạng truyền dẫn VSAT, Viba, SDH,… và giám sát lắp đặt, tích hợp hệ thống lớp core truyền dẫn,…thiết kế, sửa chữa, bảo trì đường truyền dẫn
- Tối ưu hóa mạng LAN, MAN, WAN,…
- Làm việc trong các đài truyền hình, phát thanh: tư vấn, vận hành, điều hành và bảo trì kỹ thuật
- Làm việc trong các công ty, doanh nghiệp liên quan đến ngành viễn thông
Chủ tịch Viettel ông Tào Đức Thắng cũng đi lên từ một chuyên viên kỹ thuật, bằng sự nỗ lực và sáng tạo không ngừng, ông đã giành 16 năm để trở thành thủ lĩnh mới của Tập đoàn Công Nghệ – Viễn Thông có giá trị nhất cả nước. Mức lương trung bình của ngành này có thể rơi vào khoảng 7-15 triệu đồng/1 tháng với nhân viên, tùy theo trình độ tay nghề cũng như khả năng học hỏi ở mỗi người. Nhưng nhìn chung, đây là một ngành chiếm nhiều ưu thế và hứa hẹn sẽ không bao giờ lỗi thời trong tương lai.
4. Đào tạo từ xa với ngành Điện tử viễn thông
Hiện nay, đào tạo từ hay còn gọi là học online đã không còn là một cụm từ quá xa lạ, khi mà diễn biến căng thẳng của dịch bệnh Covid-19 đã buộc chúng ta phải thích ứng và đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ số vào trong các hoạt động giáo dục.
Đại học Thái Nguyên là một trong những trường tiên phong cho việc học đại học từ xa, đáp ứng sự thay đổi của Bộ giáo dục về Tài nguyên Giáo dục mở và mở ra cơ hội học tập cho những người ở xa.
Với Đại học từ xa, bạn có thể tiết kiệm tối đa được thời gian và chi phí học. Bằng tốt nghiệp được cấp chính thức bởi Đại học Thái Nguyên và được Bộ GD&ĐT công nhận, không ghi hình thức đào tạo, đáp ứng và tạo tối đa điều kiện cho những người có nhu cầu vừa học vừa làm hay muốn lấy văn bằng 2.
Để được trải nghiệm học trực tuyến MIỄN PHÍ ngành Kỹ thuật Điện tử viễn thông Đại học Thái Nguyên, bạn vui lòng để lại thông tin tại Website này hoặc liên hệ qua HOTLINE: 0914.709.118 để được hỗ trợ nhanh nhất!