0914709118daihoctructuyen@tnu.edu.vn

Những con số ấn tượng về thương mại điện tử trong đầu năm 2023

10:00 31/05/2023

Không chỉ riêng các nước phát triển trên thế giới mà Việt Nam cũng đang dần bước vào thời kỳ thay đổi và sử dụng công nghệ số. Thương mại điện tử là một ngành HOT lên nhờ công nghệ số, AI và đạt được những thành tựu vượt quá mong đời. Hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu những thành tựu mà ngành thương mại điện tử đã đạt được qua bài viết này.

1. Điểm lại thành tựu ngành thương mại điện tử đã đạt được trong đầu năm 2023

con so an tuong nganh thuong mai dien tu

Theo các con số đã thống kê được, Tạp chí Công thương cho biết thị trường thương mại điện tử Việt Nam đầu năm 2023 đã có nhiều tăng trưởng tích cực. Cụ thể hơn là Shopee đang tiếp tục dẫn đầu, cạnh tranh sát là thị trường thương mại điện tử mới phổ biến – TikTok Shop.

Quý I/2023, năm sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam lần lượt là Shopee, TikTok Shop, Lazada, Sendo, Tiki đạt 39.000 tỷ đồng. Đem so với số lượng cùng thời điểm năm ngoái thì đã tăng 21,8%. Trong đó gồm 412.769 người bán phát sinh đơn hàng cùng hơn 390 triệu sản phẩm được giao thành công đến tay người sử dụng.

Shopee là sàn thương mại điện tử dẫn đầu thị trường với thành tích là 63,1% thị phần tổng doanh thu của 5 sàn thương mại đã được đề cập phía trên. Cụ thể hơn Shopee đã phá mốc 24.700 tỷ đồng tương đương với 289,7 sản phẩm được giao thành công.

Theo sau Shopee là sàn Lazada với thành tích ghi nhận là 55,2 triệu sản phẩm dao thành công. Từ những con số trên có thể thấy rất rõ ngành thương mại điện tử Việt Nam đang có những chiều hướng phát triển rõ rệt.

=>> Xem thêm: Sự thật về ngành Thương mại điện tử

2. Thực trạng mới nhất ngành thương mại điện tử

con so an tuong nganh thuong mai dien tu

Phía trên là thành tích ngành thương mại điện tử đã đạt được trong đầu năm 2023. Vậy còn tình hình phát triển thương mại điện tử hiện nay ra sao? Cùng theo dõi qua từng nội dung chi tiết được đề cập dưới bài viết.

2.1. Trở thành xu thế kinh doanh của tất cả ngành nghề

Sự phát triển không ngừng nghỉ của năm sàn thương mại điện tử là Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki, Sendo đã biến thương mại điện tử trở thành xu thế kinh doanh của tất cả các ngành nghề. Điều này dễ dàng được minh chứng khi bạn truy cập vào bất kỳ sàn thương mại nào cũng có thể tìm kiếm các lĩnh vực mà mình muốn mua.

Từ đồ gia dụng cho đến dụng cụ học tập, sách vở, quần áo, linh kiện kỹ thuật, đệm, giường… đều được bán rất chạy trên các sàn thương mại điện tử. Có thể thấy thương mại điện tử đã đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và người buôn bán lẻ nói riêng.

2.2. Là ngành học có lượt đăng ký xét tuyển cao

Việc thương mại điện tử phát triển còn mở ra cơ hội việc làm cho nhiều người. Nhờ đó giờ đây thương mại điện tử đã trở thành ngành học có lượt đăng ký xét tuyển cao nhất. Trung bình mỗi một mùa thi, 10 phiếu xét tuyển thì có 9 phiếu có nguyện vọng theo học ngành thương mại điện tử.

Tuy nhiên người theo học cần phải xác định rõ ràng thương mại điện tử sẽ thay đổi theo thời gian, cần phải cập nhật và làm mới không ngừng. Ngoài ra do số lượng đăng ký xét tuyển cao, sau khi ra trường thị trường làm việc sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật và chuyên môn.

2.3. Môi trường làm việc được cải thiện, thu nhập ổn định

So với 3 năm về trước, môi trường làm việc ngành thương mại điện tử đã có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể trở nên năng động, thoải mái và có nhiều không gian, vị trí làm việc hơn. Bên cạnh đó, thu nhập đã được cải thiện đáng kể. Với những người mới ra trường, dù không có nhiều kinh nghiệm trong tay bạn vẫn có thể dễ dàng có được mức thu nhập khoảng 5 đến 7 triệu đồng 1 tháng.

Khi đã tích lũy được kinh nghiệm, thuần thục hoàn thành các công việc liên quan đến chuyên môn, người lao động có thể nhận được mức lương từ 7 đến 10 triệu/ tháng (2-3 năm kinh nghiệm) và trên 15 triệu đồng/ tháng (5 năm kinh nghiệm).

=>> Xem thêm: Thực trạng Thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay

3. Thách thức và khó khăn của ngành thương mại điện tử

con so an tuong nganh thuong mai dien tu

Bên cạnh những con số khổng lồ đã đạt được, ngành thương mại điện tử đang phải đối diện với một số khó khăn. Đây là những bài toán khó được nghiên cứu và đưa ra giải pháp trong thời gian dài nhưng không thể xử lý một cách triệt để.

3.1. Thương mại điện tử cần nguồn nguồn lao động dồi dào

VECOM đã dự báo ngành thương mại điện tử sẽ thiếu nguồn lao động nặng nề từ 2015. Cho đến ngày hôm nay (2023), chỗ trống vẫn chưa được lấp đầy và thậm chí ngày một trở nên lớn hơn. Để bù đắp vào khoảng trống này, ngành thương mại cần đến 80% nguồn nhân lực tương ứng với hơn 100 nghìn người cho từng lĩnh vực.

Báo cáo của VECOM còn chỉ ra, ngành thương mại điện tử đang thiếu trầm trọng nguồn lao động chất lượng cao. Đây cũng chính là sự cản trở để thương mại điện tử Việt Nam phát triển và đạt nhiều thành tích hơn. Dựa trên khảo sát 3 năm trở lại đây, các doanh nghiệp đã gặp xu hướng khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng vận hành các sàn thương mại và công nghệ thông tin.

Nếu không có những biện pháp cụ thể để khắc phục vấn đề này, ngành thương mại điện tử 2025 sẽ càng ngày càng thiếu nhân lực và sẽ bị chậm phát triển. Một trong số các biện pháp an toàn và lâu dài để giải quyết vấn đề chính là đầu tư mạnh vào giáo dục ngành thương mại điện tử.

3.2. Gặp khó khăn trong việc đào tạo ngành thương mại điện tử

Trong năm vừa qua, VECOM đã khảo sát 132 trường đại học có tiếp nhận đào tạo ngành thương mại điện tử. Thấy rõ, số lượng cơ sở đào tạo ngành học đang có dấu hiệu tăng cao, liên tục tăng 36 trường. Cụ thể miền Bắc tăng 14 trường, miền Trung tăng 5 triệu và miền Nam tăng 17 trường.

Đa phần các cơ sở đào tạo lựa chọn giảng dạy các học phần liên quan trực tiếp đến thương mại điện tử như digital marketing, công nghệ tài chính, quản lý chuỗi cung ứng, logistics… mà không thật sự đầu tư riêng vào thương mại điện tử. Chính vì vậy sau khi ra trường, một số sinh viên không nắm được các kiến thức cơ bản về chuyên ngành này.

Số lượng giảng viên có chuyên môn cao về ngành thương mại điện tử đang thiếu nhiều về. Đồng thời, các trường đại học, cao đẳng cần nhanh chóng hội nhập một số phương pháp giảng dạy hiện đại, tân tiến để có thể giúp người theo học nhanh chóng nắm được bài giảng.

=>> Xem thêm: Giải đáp tuyển sinh “Học thương mại điện tử ra làm gì?”

4. Mục tiêu mà ngành thương mại điện tử đề ra trong 2 năm tới

Để tiếp tục giữ vững những thành tích đã đạt được trong đầu năm 2023, ngành thương mại điện tử đã liên tục đưa ra các kế hoạch phát triển trong vòng hai năm tới.

4.1. Là ngành chiếm 65% giá trị nền kinh tế Việt Nam

Dựa trên thành tích ngành thương mại điện tử Việt Nam đã đạt được 14 tỷ USD trong năm 2022, tăng 26% cùng kỳ so với năm trước, nhiều chuyên gia đã nhận định tới năm 2025, thương mại điện tử sẽ chiếm 65% giá trị nền kinh tế Việt Nam.

Giới kinh tế nhận định rằng đà tăng trưởng sẽ tiếp tục được duy trì trong hai năm, thậm chí còn đạt nhiều thành tích vượt ngoài mong đợi (lên tới 37% hàng năm). 2 năm kế tiếp, thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt được 32 tỷ USD. Điều này sẽ giúp Việt Nam được xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử đứng đầu thế giới.

4.2. Hoàn thành các kế hoạch nâng cao chất lượng đào tạo ngành thương mại điện tử

con so an tuong nganh thuong mai dien tu

Nhằm giúp ngành thương mại điện tử cải thiện những khó khăn nói trên, nhiều chuyên gia đã đề xuất các kế hoạch giúp thúc đẩy chất lượng đào tạo thương mại điện tử tại các trường đại học, cao đẳng:

  • Cần tiến hành khảo sát định kỳ tình hình đào tạo thương mại điện tử tại các cơ sở giáo dục.
  • Xây dựng mạng lưới cho các cơ sở đào tạo liên kết với nhau.
  • Bồi dưỡng, mở ra nhiều khóa học dành cho các giảng viên thương mại điện tử. Tổ chức thêm nhiều hội thảo khoa học về thương mại điện tử.
  • Mở khóa học đào tạo và cung cấp thêm nhiều chứng nhận một số học phần thương mại điện tủ.
  • Thành lập và nâng cấp hiệu quả của các câu lạc bộ, tổ chức về thương mại điện tử.
  • Tổ chức các cuộc thi liên quan đến thương mại điện tử nhằm thúc đẩy sự sáng tạo về lĩnh vực này.

=>> Xem thêm: Ngành Thương mại điện tử có dễ xin việc không?

5. Hệ đào tạo từ xa tại Việt Nam và ngành thương mại điện tử

Đào tạo từ xa đã trở thành một hình thức học phổ biến không chỉ trên thế giới mà còn ở Việt Nam. Bạn có thể tham gia học thương mại điện tử tại Trung tâm Đào tạo từ xa Đại học Thái Nguyên.

Trung tâm Đào tạo từ xa Đại học Thái Nguyên được xem là một trong những địa chỉ đào tạo đầu đời của hệ từ xa. Với những giảng viên là thạc sĩ, giáo sư có kinh nghiệm đứng lớp, học viên theo học có nhiều cơ hội tiếp cận với nghề nghiệp không chỉ là kiến thức trên sách vở mà còn là kiến thức ngoài thực tiễn.

Nội dung bài giảng dễ nhớ, dễ tiếp thu và được vận dụng chủ yếu trong quá trình làm việc. Trung tâm cam kết đầu ra chuẩn, giúp bạn tự tin đăng ký ứng tuyển vào các vị trí mà mình muốn. Mong rằng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn biết được thực trạng cũng như thành tích của ngành thương mại điện tử hiện nay.

Tham khảo: ICT Việt Nam, Báo đầu tư, Mua bán, Tạp chí công thương.


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

Các ngành đào tạo

Mạng xã hội

FanpageYoutubeTiktok

Liên hệ trực tiếp

Đăng ký tư vấn

Loading...

Đăng ký nhận tư vấn

Thông tin liên hệ

Văn phòng tuyển sinh:
  • Hà Nội: Số 116 Trần Vĩ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy,Thành Phố Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: Số 91 Ký Con, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1,TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0914709118Email: daihoctructuyen@tnu.edu.vnGroup Facebook: daihocthainguyen - elearning Fanpage: daihocthainguyen - elearning

Hợp tác tuyển sinh

Tìm đối tác

Mạng xã hội

FacebookTiktok

© 2023 Copyright by IT AUM