Những sự thật về ngành Tài chính ngân hàng bạn nên biết
09:08 09/01/2023Ngành Tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian qua được đánh giá là đang bước vào giai đoạn bùng nổ và hòa nhập với nền kinh tế số. Đa số các ngân hàng tại Việt Nam đã có các chuyển mình cực kỳ ngoạn mục. Hệ sinh thái số, thanh toán số được thiết lập. Điều này đã giúp cho các ngân hàng số có thể dễ dàng hợp tác, kết nối với các dịch vụ số khác trong nền kinh tế. Tạo nên sự tiện lợi cho cả doanh nghiệp lẫn khánh hàng. Ngay sau đây hãy cùng TNU “vạch trần” sự thật về ngành Tài chính ngân hàng.
1. Sự thật về ngành Tài chính ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số
Hiện nay, các ngân hàng đã số hóa toàn diện các dịch vụ tài chính, cho phép khách hàng mở tài khoản, thanh toán, chuyển tiền, gửi tiết kiệm và vay vốn hoàn toàn trên nền tảng số. Nhờ đó, mọi giao dịch đều có thể được thực hiện nhanh chóng, tiện lợi mà không cần đến trực tiếp quầy giao dịch.

Trong nửa đầu năm 2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ, tăng 77,2% về số lượng và 29,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giao dịch qua Internet tăng lần lượt 63,2% và 32,3%; qua điện thoại di động tăng 98,3% và 84,3%; đặc biệt, giao dịch qua QR code bùng nổ với mức tăng 86% về số lượng và 127% về giá trị. Đến tháng 6/2022, hơn 68% người trưởng thành tại Việt Nam đã sở hữu tài khoản ngân hàng, với hơn 5,5 triệu tài khoản và khoảng 8,9 triệu thẻ ngân hàng được mở bằng phương thức định danh điện tử (eKYC). Trong đó, 1,77 triệu tài khoản Mobile Money đã được kích hoạt, với hơn 67% thuộc khu vực nông thôn.
Việt Nam đang bắt kịp xu hướng tài chính số của khu vực. Tại châu Á – Thái Bình Dương, tỷ lệ khách hàng cá nhân sử dụng ngân hàng số đã tăng từ 55% năm 2017 lên 88% năm 2021. Riêng Việt Nam, con số này tăng mạnh từ 41% lên 82% trong cùng giai đoạn. Đáng chú ý, 73% khách hàng cá nhân Việt Nam sử dụng đồng thời cả ngân hàng số và chi nhánh vật lý, cho thấy sự kết hợp linh hoạt nhằm tối ưu trải nghiệm giao dịch và thanh toán.
=>> Xem thêm: Tài chính ngân hàng là gì
2. Thiếu hụt nhân lực – Một sự thật về ngành Tài chính ngân hàng
Theo dự báo của các chuyên gia, giai đoạn 2020 – 2025, nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ tăng khoảng 20% mỗi năm. Riêng tại TP.HCM, nhóm ngành này dự kiến chiếm 5% tổng nhu cầu tuyển dụng hàng năm, tương đương khoảng 15.000 lao động. Đáng chú ý, lực lượng lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên chiếm đến 80,4% trong tổng nhu cầu tuyển dụng.

Theo ông Lê Anh Dũng – Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), quá trình chuyển đổi số trong ngành tài chính – ngân hàng chắc chắn sẽ kéo theo những biến động lớn về nhân sự. Xu hướng số hóa sẽ dần làm giảm nhu cầu lao động phổ thông, trong khi các vị trí mới phát triển liên tục lại đòi hỏi nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là những người có kỹ năng số. Điều này đặt các ngân hàng vào một cuộc đua khốc liệt trong việc thu hút và giữ chân nhân tài, nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi và phát triển bền vững trong tương lai.
=>> Xem thêm: Học Tài chính ngân hàng có khó không?
3. Sự thật ít ai biết về ngành Tài chính ngân hàng
Một sự thật về ngành Tài chính ngân hàng mà các bạn nên biết đó là: Cuộc đua “săn lùng” nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ còn chưa chấm dứt. Chính vì là một ngành mang lại thu nhập cao và đang thiếu nhân lực. Ngành Tài chính – Ngân hàng hiện nay đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm từ giới trẻ.

Hiểu được điều này, các đơn vị đào tạo đã nhanh chóng tăng số lượng chỉ tiêu đối với ngành Tài chính – Ngân hàng. Tuy nhiên, rất nhiều trường đại học lại đề cao phương châm “số lượng hơn chất lượng”. Chỉ quan tâm đến chỉ tiêu đầu vào và “thờ ơ” với chất lượng đầu ra.
Hiện nay môi trường làm việc tại Việt Nam thì đã đi sâu vào quá trình chuyển đổi số nhưng môi trường giáo dục thì vẫn mãi đuổi theo phía sau.
Đây cũng là nguyên khiến cho sinh viên ra trường thiếu hụt kinh nghiệm và nhiều kỹ năng cần thiết.
Sinh viên ra trường không tìm kiếm được việc làm hay làm trái ngành. Phần lớn là do không đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Điều này không những gây áp lực lên chính quyền nhà nước. Mà đây còn là áp lực của các gia đình và toàn xã hội. Vì vậy việc tìm kiếm một đơn vị đào tạo đủ uy tín và chất lượng để theo học là một vấn đề đáng lưu tâm.
=>> Xem thêm: Tài chính Ngân hàng nên học trường nào ở TPHCM
4. Học tài chính ngân hàng hệ từ xa Đại học Thái Nguyên
Chương trình đào tạo từ xa ngành Tài chính – Ngân hàng tại Đại học Thái Nguyên mang đến cơ hội học tập linh hoạt, phù hợp với những người bận rộn hoặc đang đi làm. Sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về tài chính, đầu tư, ngân hàng, quản lý rủi ro và công nghệ tài chính (Fintech).
Với phương pháp học trực tuyến hiện đại, tài liệu số hóa và sự hướng dẫn từ đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, sinh viên có thể chủ động thời gian học tập mà vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo. Sau khi tốt nghiệp, người học được cấp bằng cử nhân có giá trị tương đương với hệ chính quy, mở ra nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp.
Học đại học từ xa cho phép bạn học tập mọi lúc mọi nơi. Tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho một tấm bằng đại học. Đồng thời, hiện nay bộ GD&ĐT đã quyết định không phân biệt hình thức học tập đào tạo từ xa với đào tạo chính quy. Điều này tạo cơ hội làm việc vô cùng rộng mở cho sinh viên theo học đào tạo từ xa.
5. Kết luận
Hi vọng rằng những thông tin mà bài viết đem đến sẽ giúp bạn biết nhiều hơn những sự thật về ngành Tài chính ngân hàng hiện tại và tương lai. Để từ đó, giúp cho bạn có thể xác định được hướng đi tốt nhất đối với bản thân.