TOP 5 ngành nghề có khoảng lương trung bình cao nhất
03:32 05/04/2021Sinh viên tốt nghiệp ra trường hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó thách thức lớn nhất là việc làm. Tình trạng về quê đi làm công nhân với tấm bằng đại học bỏ tủ kính hoặc làm trái ngành, không phải là câu chuyện hiếm hoi. Hàng triệu thanh niên được đào tạo tốt và có năng lực nhưng vẫn thất nghiệp vì chọn nghề không phù hợp.
Sinh viên tốt nghiệp ra trường hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó thách thức lớn nhất là việc làm. Tình trạng về quê đi làm công nhân với tấm bằng đại học bỏ tủ kính hoặc làm trái ngành, không phải là câu chuyện hiếm hoi. Hàng triệu thanh niên được đào tạo tốt và có năng lực nhưng vẫn thất nghiệp vì chọn nghề không phù hợp.
Ngay từ đầu việc chọn ngành theo học và chọn trường đào tạo tốt sinh viên cần tìm hiểu và thực hiện một cách nghiêm túc. Hoặc nếu học xong rồi bạn mới cảm thấy mình chưa phù hợp với ngành nghề hiện tại. Hãy cho mình một cơ hội mới. Học thêm một văn bằng phù hợp với đam mê của mình sẽ dễ dàng dẫn tới thành công hơn rất nhiều.
Dưới đây là top 5 ngành nghề được có khoảng lương phổ biến cao nhất lần lượt là: Ngành Tài chính/Đầu tư; Ngân hàng; Công nghệ thông tin; Marketing; Xây dựng. Trong đó, khoảng 25% nhân sự cấp Quản lý của ngành Tài chính/Đầu tư nhận mức lương từ 70 triệu đồng/tháng trở lên, cao nhất trong nhóm ngành nói trên…
Xem thêm: Học liên thông, văn bằng 2 ngành Tài chính ngân hàng mới nhất 2020
Trong đó, những doanh nghiệp tương tự doanh nghiệp của Shark Linh đang trả mức lương cho cấp Quản lý/Trưởng phòng cao nhất thị trường. Cụ thể, tính riêng lĩnh vực Tài chính /Đầu tư, có 25% người thuộc vị trí Quản lý/Trưởng phòng đang nhận được mức lương từ mốc 70 triệu đồng/tháng trở lên.
Mức lương tối thiểu phổ biến nhất của ngành này cho các vị trí lần lượt là: Mới ra trường: 5 triệu đồng; Có kinh nghiệm: 7,175 triệu đồng; Trưởng nhóm/Giám sát: 12,5 triệu đồng; Quản lý/Trưởng phòng: 25 triệu đồng.
“Mức lương khoảng giữa” mà nhóm này được nhận cho các vị trí lần lượt là: Sinh viên mới ra trường: 6 triệu đồng; Nhân viên có kinh nghiệm: 11,25 triệu đồng; Trưởng nhóm/Giám sát: 16 triệu đồng; Quản lý/Trưởng phòng: 35 triệu đồng.
Công nghệ thông tin trả lương cho ứng viên có kinh nghiệm cao nhất
“Mức lương khoảng giữa” dành cho ứng viên có kinh nghiệm vào khoảng 15,6 triệu đồng, có 25% nhóm ứng viên thuộc cấp bậc này đang nhận 20 triệu đồng là mốc lương tối đa phổ biến.
Xem thêm: Học liên thông, văn bằng 2 ngành Công nghệ thông tin mới nhất 2020
Hành chính/Thư ký đang giữ mức lương tối đa thấp nhất
Theo thống kê, top 5 các nhóm ngành nghề có mức lương tối đa thấp nhất lần lượt là: Hành chính/Thư ký; Cơ khí; Dịch vụ khách hàng; Kế toán; Bán hàng.
Riêng ngành Hành chính/Thư ký, “mức lương khoảng giữa” cho vị trí có kinh nghiệm là 8 triệu đồng, vị trí Quản lý/Giám sát có mức lương vào khoảng 15 triệu đồng. Mốc lương tối đa phổ biến nhất được ghi nhận của ngành này chỉ vào khoảng 20 triệu đồng.
Khảo sát này sử dụng Khoảng lương phổ biến và Mức lương trung vị để phản ánh sự phân bổ lương cho từng cấp bậc kinh nghiệm khác nhau. Trong đó, mức lương trung vị được tính dựa theo phương pháp tìm số trung vị của tập hợp tất cả những dữ liệu lương có chung đặc điểm về cấp bậc kinh nghiệm.
Khoảng lương phổ biến được giới hạn bởi hai cột mốc 25% và cột mốc 75% của tập hợp các dữ liệu lương có chung đặc điểm về cấp bậc kinh nghiệm nếu coi mốc 50% là số trung vị. Điều đó đồng nghĩa với việc khoảng lương phổ biến này cho thấy sự phân bố của 50% dữ liệu lương tập trung xung quanh mốc trung vị, phản ánh khoảng lương phổ biến mà người tìm việc hiện tại đang nhận được.
Các số liệu về lương được sử dụng trong khảo sát là mức lương hàng tháng trước thuế và bảo hiểm (Gross Salary), được tính theo đơn vị VND. Khảo sát này không thể hiện mức lương của cấp bậc Giám đốc và cấp cao hơn vì số liệu chưa đủ để đưa ra những kết luận có ý nghĩa.