Top những sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam
11:01 14/02/2023Trong thời đời công nghệ số hiện nay, Việt Nam có không ít các sàn Thương mại điện tử, nổi tiếng nhất trong số đó và có lượng truy cập cao nhất là 3 sàn: Shopee, Lazada và Tiki. Vậy hãy cùng tìm hiểu về top 3 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam này nhé!
1. Top 3 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam – Shopee

Sàn thương mại điện tử Shopee thuộc sở hữu của tập đoàn SEA (tiền thân là Garena), có trụ sở chính tại Singapore. Shopee hiện đã xuất hiện và trải rộng khắp 8 quốc gia: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam, Philippines và Brazil.
Đây là sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam và là kênh bán hàng online thành công nhất cả nước. Đặc biệt, Shopee nhanh chóng trở thành nơi mua sắm yêu thích của giới trẻ.
1.1. Ưu điểm
- Giao diện người dùng hấp dẫn, dễ sử dụng và được nhiều khách hàng yêu thích
- Khách hàng được khuyến khích mua sắm bởi nhiều các chiến dịch Marketing và chương trình khuyến mãi
- Tệp khách hàng chủ yếu là những bạn trẻ với nhiều nhu cầu và sở thích khác nhau, sẵn sàng thử những sản phẩm mới lạ
- Quy trình mở gian hàng nhanh chóng, đơn giản thông qua các bước xác minh email, số điện thoại
- Đối với các shop thông thường, miễn phí chi phí thành lập cửa hàng và phí hoa hồng kinh doanh là 0%
- Các chính sách ưu đãi, trợ cấp vận chuyển cực tốt, thúc đẩy hành vi mua hàng đáng kể.
- Thời gian nhận hàng nhanh chóng từ 2 đến 5 ngày đối với các đơn hàng tiêu chuẩn, có mối liên hệ với các đối tác vận chuyển lớn; người tiêu dùng có tùy chọn phương án giao nhanh mà không mất chi phí
- Người bán và người tiêu dùng có thể tương tác dễ dàng qua khung chat
1.2. Nhược điểm
- Ngày càng có nhiều người bán tham gia Shopee dẫn đến sự gia tăng mức độ cạnh tranh
- Vấn đề bán phá giá chưa được giải quyết, chất lượng sản phẩm chưa được kiểm soát tốt
- Quy định kiểm duyệt sản phẩm ngày càng khắt khe, thời gian kiểm duyệt kéo dài và lặp lại việc kiểm duyệt đối với những mặt hàng cũ
- Khi giữa cửa hàng và người tiêu dùng xảy ra bất đồng, có những điều kiện bất lợi, chưa thỏa đáng với người bán
- Yêu cầu về phí vận chuyển khá cao; những shop bán hàng giá trị thấp gặp khó khăn
- Thường có các chính sách mới thường dẫn đến chi phí cao hơn cho người bán
=>> Xem thêm: Những sự thật về ngành Thương mại điện tử
2. Sàn thương mại điện tử Lazada

Lazada được thành lập bởi Maximilian Bittner, thuộc một doanh nghiệp thương mại điện tử của Đức; sau này, tập đoàn Alibaba đã thu mua Lazada và nó có những bước phát triển nổi bật. Hiện nay, sàn thương mại điện tử này xuất hiện tại các quốc gia Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore. Lazada hiệu này đã phát triển thành một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam, cung cấp cho người tiêu dùng nhiều loại hàng hóa.
2.1. Ưu điểm
- Chi phí đăng ký và duy trì cửa hàng hiện tại là 0
- Tỷ lệ hoa hồng khá có lợi cho người bán: 5% cho sản phẩm điện tử công nghệ, 10% cho hàng may mặc và 8% cho các hàng hóa khác.
- Chiến lược Marketing mạnh mẽ và sáng tạo, có nhiều ưu đãi để thu hút khách hàng.
- Khách hàng có thể yên tâm mua hàng nhờ dịch vụ khách hàng và luật bảo vệ người tiêu dùng
2.2. Nhược điểm
- Giao diện không thu hút và cách phối màu kém hấp dẫn hơn so với đối thủ.
- Chi phí logistics (lấy và di chuyển các mặt hàng) là khá tốn kém
- Thủ tục đăng ký gian hàng phức tạp, khó khăn: Để mở gian hàng, bạn phải vượt qua khóa học online của Lazada, đăng ký gian hàng trên trang web và cung cấp các giấy tờ như CMND, giấy khai sinh, giấy phép kinh doanh…
- Do thời gian giao hàng dự kiến khá lâu (2–8 ngày với vận chuyển tiêu chuẩn), tỷ lệ rớt hàng đã tăng lên.
- Là một thách thức với người bán, khá khó khăn để phát triển do chính sách tập trung vào người mua và quy định với người bán nghiêm ngặt, khắt khe
=>> Xem thêm: Thực trạng Thương mại điện tử ở Việt Nam
3. Sàn thương mại điện tử Tiki

Ban đầu Tiki hướng tới việc trở thành một nhà sách trực tuyến. Tuy nhiên, Tiki đã phát triển thành một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam sau 9 năm hoạt động và phát triển, cung cấp hàng hóa trong 15 lĩnh vực khác nhau. Tiki hiện đang áp dụng mô hình B2C, tiếp cận từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Tiki thực hiện các nguyên tắc chặt chẽ dành cho người bán bởi mong muốn trở thành một sàn thương mại điện tử được khách hàng tin cậy nhất.
3.1. Ưu điểm
- Quy định bán hàng nghiêm ngặt: Các gian hàng phải vượt qua các vòng kiểm tra khắt khe về chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn xuất xứ để có mặt trong danh sách hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường
- Theo tuyên bố của Tiki, tỉ lệ đổi trả, hoàn hàng chưa đến 1%
- Chiết khấu cho mặt hàng sách có thể rất đáng kể, từ 30% đến 35%.
- Chính sách hoàn trả tuân thủ quy định cung cấp cho người mua các điều khoản có lợi
- Chính sách giao hàng ưu đãi, khuyến khích người tiêu dùng mua sắm
- Chính sách bảo mật thông tin khách hàng tốt và phong cách, thái độ làm việc chuyên nghiệp.
- Do hàng hóa thường được lưu giữ tại kho của Tiki nên thời gian giao hàng ngắn
3.2. Nhược điểm
- Mở gian hàng trên Tiki khá khó khăn vì người bán phải là doanh nghiệp và có giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Các sản phẩm chưa được đa dạng hóa
- Thời gian giao hàng dự kiến kéo dài khá lâu (từ 4 đến 10 ngày làm việc đối với đơn hàng thông thường) làm tăng tỷ lệ rớt đơn hàng.
- Khi bán hàng, người bán phải trả các khoản phí cố định và hoa hồng
- Do Tiki khuyến khích tích trữ hàng trong kho nên người bạn ít có lựa chọn hơn
- Khách hàng phải đăng ký gói dịch vụ mất chi phí, có giới hạn thời gian để yêu cầu giao hàng nhanh chóng
=>> Xem thêm: Ngành thương mại điện tử có dễ xin việc
4. Ngành Thương mại điện tử tại Trung tâm Đào tạo từ xa Đại học Thái Nguyên

Với sự phát triển của công nghệ và các sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam kể trên, ngành học Thương mại điện tử trở nên thu hút hơn bao giờ hết. Trung tâm Đào tạo từ xa Đại học Thái Nguyên là một lựa chọn tốt cho các bạn trẻ mong muốn theo đuổi lộ trình học từ xa trong lĩnh vực thương mại điện tử. Trường được coi là một trong những cơ sở giáo dục hàng đầu trong cả nước về E-learning.
Chương trình giảng dạy tại trường bao gồm những bài giảng đặc sắc, hấp dẫn và đúng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Người học có quyền tự quyết định thời gian và địa điểm học vì tất cả các lớp học đều được tổ chức trực tuyến. Thông qua chương trình đào tạo Thương mại điện tử của trường, học viên sẽ được tiếp xúc với những kiến thức chuyên môn cập nhật và chuyên sâu nhất về thương mại điện tử, kinh tế, công nghệ thông tin… Các kỹ năng mềm quan trọng như giao tiếp và thuyết trình cũng sẽ được đào tạo kỹ càng cho học viên.
Sự phát triển của các sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam đã khẳng định vị thế của ngành học Thương mại điện tử. Vậy các bạn hãy nhanh tay đăng ký học ngành Thương mại điện tử tại Trung tâm Đào tạo từ xa Đại học Thái Nguyên để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi dấn thân vào thị trường lao động đầy cạnh tranh nhé!
Nguồn: jobsgo.vn, goacademy.vn