Giải đáp: Tỷ lệ thất nghiệp ngành tài chính ngân hàng có cao không?
11:49 17/01/2024Tỷ lệ thất nghiệp ngành tài chính ngân hàng có cao không? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc này qua bài viết dưới đây!
Ngành tài chính ngân hàng từ lâu được đánh giá là một ngành nghề có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc và trở thành ngành học được các thí sinh quan tâm lựa chọn. Tuy nhiên, trước những thông tin và xu hướng nghề nghiệp trong thời gian qua, không ít bạn vẫn còn đắn đo “Tỷ lệ thất nghiệp ngành tài chính ngân hàng có cao không?”.
1. Tỷ lệ thất nghiệp ngành tài chính ngân hàng có cao không?

Trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường đang ngày càng tăng lên với bội số nhân. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2020, tỷ lệ người lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên thất nghiệp là 4,85%. Cuối năm 2022, Bộ GD&ĐT dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê chỉ ra, trong số 1,2 triệu người thất nghiệp, số người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 30,8%,tức là khoảng 369.600 người. Nhận ra tình hình thị trường lao động đang “báo động đỏ”, nhiều sinh viên không khỏi lo lắng về tỷ lệ thất nghiệp ngành tài chính ngân hàng.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quy mô nhân lực ngành ngân hàng tăng lên, từ 67.558 người trong năm 2000 lên 180.000 người trong năm 2012. Tốc độ tăng trưởng quy mô trung bình hàng năm là 20%. Bên cạnh đó, tỷ lệ thay thế nhân viên trong một năm của các ngân hàng là 10%.
Đó là những người lên chức, để lại ghế trống, chuyển nghề hoặc những người không đủ năng lực nên bị đào thải. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng nếu có được khối kiến thức vững chắc, bạn có thể dễ dàng có được công việc đáng mơ ước trong ngành tài chính ngân hàng.
=>> Xem thêm: Sự thật về tài chính ngân hàng có thể bạn chưa biết
2. Cơ hội việc làm của ngành tài chính ngân hàng

Với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhu cầu nhân lực về ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt. Sự phục hồi kinh tế sau những đợt khủng hoảng đã đẩy cao nhu cầu tuyển dụng chuyên viên tài chính ngân hàng. Trong đó, những vị trí đang được săn đón nhất và thiếu nhân lực trầm trọng tại các ngân hàng chính là quản lý, đầu tư, quản trị rủi ro.
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành tài chính ngân hàng, bạn có thể làm việc tại một số nơi như:
- Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, công ty chứng khoán như: Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội, HSC, VNDIRECT,…
- Các ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước như: Techcombank, MBBank, BIDV, VIB, Agribank, Vietcombank,…
- Các công ty kiểm soát hoặc các quỹ đầu tư: Ernst & Young, Deloitte, VPH, Manulife Progressive Fund,…
- Cục thuế, quỹ tín dụng, hải quan và đầu tư bất động sản.
- Giảng viên chuyên ngành tài chính ngân hàng tại các trường đại học, cao đẳng.
=>> Xem thêm: Đại học từ xa ngành Tài chính ngân hàng
3. Mức lương công việc ngành tài chính ngân hàng
Mức lương trong ngành tài chính – ngân hàng tại Việt Nam thay đổi tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm, kỹ năng và địa điểm làm việc. Đối với các vị trí nhân viên mới, như giao dịch viên hay chuyên viên tín dụng, mức lương thường dao động từ 6-15 triệu VNĐ/tháng. Những vị trí trung cấp như chuyên viên phân tích tài chính, quản lý quan hệ khách hàng hoặc quản lý rủi ro có thể đạt mức 15-35 triệu VNĐ/tháng. Trong khi đó, các vị trí cấp cao như trưởng phòng, giám đốc chi nhánh, hoặc quản lý đầu tư thường nhận mức lương từ 30-150 triệu VNĐ/tháng, tùy thuộc vào quy mô và uy tín của tổ chức.
Ngoài ra, các vị trí chuyên biệt như chuyên viên phân tích đầu tư hay chuyên viên ngân hàng số có thể nhận mức lương từ 20-70 triệu VNĐ/tháng. Mức lương cũng khác biệt theo khu vực, với Hà Nội và TP.HCM thường cao hơn so với các tỉnh thành khác. Đặc biệt, các ngân hàng quốc tế thường trả lương cao hơn ngân hàng trong nước. Các yếu tố như kinh nghiệm, chứng chỉ chuyên môn (CFA, ACCA, FRM), và kỹ năng đặc biệt (AI, Big Data) cũng ảnh hưởng lớn đến mức lương.
4. Giới thiệu Chương trình đào tạo từ xa – Đại học Thái Nguyên
Ngày nay, tấm bằng đại học ngành tài chính ngân hàng là cánh cửa mở ra cơ hội nghề nghiệp cho nhiều bạn trẻ. Để đáp ứng nhu cầu học ngành tài chính ngân hàng ngày cao cao, Đại học Thái Nguyên đã đưa vào giảng dạy chương trình Đào tạo từ xa.
Chương trình đào tạo từ xa mang lại những lợi ích tuyệt vời cho học viên như:
- Giúp người học tiết kiệm tiền và thời gian đi lại.
- Sau khi hoàn thành chương trình, học viên sẽ được Đại học Thái Nguyên cấp bằng Cử nhân Đại học Thái Nguyên, được Bộ GD&ĐT công nhận là có giá trị tương đương với bằng Đại học Chính quy.
- Dễ dàng hơn khi xin việc, xét bậc lương, cơ hội thăng tiến cao, đủ điều kiện thi cao học và công chức theo quy định của Nhà nước.
- Có thể chủ động lựa chọn thời gian và địa điểm học tập mà không phải đến trường.
Hy vọng rằng thông qua thông tin về tỷ lệ thất nghiệp ngành tài chính ngân hàng, bạn đã có thể chuẩn bị kỹ lưỡng nhất cho con đường học đại học sắp tới. Còn chần chừ gì mà không theo dõi những bài viết tiếp theo để cập nhật những thông tin bổ ích khác nhé!
=>> Xem thêm: Học tài chính ngân hàng có khó không?
Nguồn tham khảo: tcnh.vn; cfaonline.edu.vn; eneu.vn