0914709118daihoctructuyen@tnu.edu.vn

Giáo dục bậc Đại học và phương pháp học trực tuyến (Phần I)

09:02 19/07/2021

Covid 19 đã mang lại cho nền giáo dục cơ hội trải nhiệm học trực tuyến. Không chỉ là thử nhiệm, phương pháp học trực tuyến nay trở thành một phương pháp học tập chất lượng và đạt hiệu quả cao.

Đại dịch Covid-19 bùng nổ đã ảnh hưởng trực tiếp tới nền giáo dục cũng như nhiều khía cạnh khác trong đời sống. Với hệ thống giáo dục truyền thống, dịch bệnh đã đưa ra nhiều điều kiện bắt buộc phải thay đổi để thích nghi, thực thi phương pháp học trực tuyến hỗ trợ hoạt động giảng dạy xuyên suốt và đảm bảo hiệu quả cao.

1. Giáo dục chuyển qua phương pháp học trực tuyến từ xa

1.1 Dịch bệnh ảnh hưởng đến hình thức học truyền thống 

Dịch bệnh bùng nổ và liên tục lan rộng khiến cho việc giảng dạy trên giảng đường gần như bị đình trệ hoàn toàn. Tại New Zealand, mọi hình thức học tập truyền thống đều bị hoãn lại sau khi dịch bệnh bùng nổ tại khu vực Auckland thời điểm cuối tháng tám. Na Uy và Phần Lan thực hiện nhiều biện pháp giãn cách tạm thời khác nhau theo mỗi đặc điểm của từng địa phương. Các nước như Thụy Điển, Hà Lan, Latvia, Bỉ cũng lần lượt thực hiện lệnh giãn cách khi tình bệnh trở lên khó kiểm soát.

Trong khi các hoạt động giảng dạy truyền thống bị tạm dừng, Học trực tuyến trở thành lựa chọn hàng đầu cho cả giáo viên và sinh viên để có thể thích nghi với hoàn cảnh dịch bệnh đang liên tục lan rộng.

Ti le dang ky hoc truc tuyen tai cac quoc gia

[ KHÁM PHÁ 7 xu hướng học tập trực tuyến năm 2021 ]

1.2 Học trực tuyến và áp dụng công nghệ số vào giáo dục

Hơn cả thích nghi, một số quốc gia có trình độ học thức cao như Hoa Kỳ, có xu hướng ủng hộ phương pháp học tập trực tuyến này. Từ năm 2012 đến năm 2018 số sinh viên đăng ký khóa học trực tuyến tại Hoa Kỳ tăng 29%. Trong khi đó số sinh viên học tập theo cách truyền thống kết hợp học trực tuyến tăng 33%. Vào học kỳ 2 năm 2018, 16,8% sinh viên đăng ký học trực tuyến độc lập không phụ thuộc học tập truyền thống.

Nhìn chung, việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong giáo dục sau THPT đem theo nhiều hứa hẹn, bao gồm việc chuyển đổi phương pháp dạy và học. Tăng khả năng tiếp cận với những người học tập truyền thống, giảm chi phí giảng dạy, mang đến cơ hội trao đổi giữa học sinh và giáo viên.

Đối với các cơ sở giáo dục bậc Đại học, chứng chỉ kèm phương pháp học trực tuyến hứa hẹn cho phép họ cung cấp các dịch vụ có tính thích ứng cao, sáng tạo và tiết kiệm chi phí, vì chúng phụ thuộc vào chương trình giảng dạy và đánh giá có được từ các nhà cung cấp bên thứ ba, bao gồm quan hệ đối tác với các nhà cung cấp khóa học và các nền tảng học tập trực tuyến. 

Ví dụ: Coursera for Campus, một kế hoạch hợp tác giữa nền tảng học tập trực tuyến và các tổ chức giáo dục đại học, đã tạo ra hơn 3 700 đối tác kể từ khi ra mắt vào cuối năm 2019. Loại hình này kết hợp giữa các cơ sở giáo dục đại học và các công ty công nghệ giáo dục cung cấp khả năng đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu của người học. Mô hình có thể duy trì cho đến khi kết thúc đại dịch và trở thành một phần “bình thường” sau đại dịch.

Tỉ lệ tham gia học trực tuyến 2020 tại các quốc gia

>> Đọc thêm: Hình thức làm việc từ xa là xu hướng của tương lai?

2. Các vấn đề sau một năm học trực tuyến sau khi Covid-19 xuất hiện

Khả năng tiếp cận tài liệu kỹ thuật số, khả năng kết nối và kỹ năng sử dụng phần mềm có tồn tại giữa các nhóm kinh tế xã hội khác nhau. Sự chênh lệch này tạo ra khoảng cách đáng kể giữa các khu vực trên thế giới. Những người học có hoàn cảnh khó khăn, như những gia đình có thu nhập thấp, các nhóm người thiểu số và tại những quốc gia còn chậm phát triển thì việc trải nghiệm môi trường kỹ thuật số như một rào cản khi tham gia học tập. 

Tại Canada 4% hộ gia đình có thu nhập thấp không có truy cập internet, với khu vực vùng sâu Canada con số là 10% gia đình thiếu internet và băng thông tin cậy. Do khoảng cách địa lý, sinh viên tại những khu vực xa xôi ít có khả năng tham gia lớp học từ xa thông qua internet.  

Một nghiên cứu quy mô lớn, với 30 383 sinh viên tại 62 quốc gia cho thấy sự chênh lệch lớn về khả năng tiếp cận tài nguyên kỹ thuật số giữa các khu vực, đặc biệt là đối với sinh viên thuộc các nhóm kinh tế thấp hơn như sinh viên đến từ Châu Phi và Châu Á. Nghiên cứu xác định sự chênh lệch giữa các khu vực về tỷ lệ sử dụng Internet. Trong khi trung bình 60% sinh viên trên thế giới có kết nối Internet tốt, chỉ 29% sinh viên giáo dục đại học châu Phi có quyền truy cập Internet với tốc độ trung bình.

Để bù đắp cho những hạn chế về năng lực kỹ thuật số và giảm bất bình đẳng và các rủi ro khác liên quan, các khu vực pháp lý đã thực hiện một số chính sách trong làn sóng đóng cửa đầu tiên vào năm 2020. 

Ngân hàng Thế giới COVID hỗ trợ bổ sung cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, cung cấp các nền tảng linh hoạt và tự động, các thiết bị kỹ thuật số được trợ cấp và cải thiện khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng cho người học ở vùng sâu, vùng xa. Tại Na Uy, các sáng kiến trên toàn quốc nhằm nâng cao năng lực và bảo mật của Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT) đã được thực hiện. Ở Thụy Điển, để giảm bớt sự bất bình đẳng trong tiếp cận hỗ trợ giáo dục, các thư viện và chức năng hỗ trợ của các trường đại học vẫn mở cho những sinh viên có nhu cầu.

ảnh minh họa 1

3. Bốn nhân tố tham gia quá trình học trực tuyến 

Bốn nhân tố tham gia trong quá trình giảng dạy trực tuyến:

1. Học sinh, sinh viên: Bất kể nội dung giáo dục như nào thì yếu tố người học vẫn không thay đổi, người học là nhân tố trực tiếp hay gián tiếp nhận thông tin từ phía truyền thông tin

2. Người hướng dẫn và giáo viên: Khả năng thành công của hoạt động giáo dục , phụ thuộc vào phần lớn vào độ am hiểu và kỹ năng giảng dạy của giáo viên.

3. Ban điều hành: Ban điều hành là một cầu nối vững chắc giữa giáo viên và học sinh, sinh viên. Dựa vào sự mong đợi của giáo viên và yêu cầu từ phía học sinh ban điều hành được thành lập nhằm mục đích điều phối hiệu quả nguồn lực của tổ chức

4. Nhân viên hỗ trợ: Một trong những thành viên quan trọng trong hệ thống giảng dạy từ xa. Nhân viên hỗ trợ giúp giải quyết những vấn đề như đăng ký tài khoản sinh viên, sàng lọc và đóng góp nguồn tài liệu, đặt trước tài liệu, hỗ trợ quản trị và bảo mật hệ thống online,…

4. Những lợi thế của việc học từ xa

  • Giảng viên có thể tiếp cận lượng lớn sinh viên cùng một thời điểm
  • Gặp gỡ những giảng viên hàng đầu mà không cần phương tiện hỗ trợ di chuyển
  • Kết nối nhiều luồng văn hóa bản xứ của sinh viên trên toàn thế giới, tạo suy nghĩ cởi mở và tích cực và nhiều kinh nghiệm chọn lọc trên toàn thế giới.
  • Tài liệu học tập được cung cấp bởi giảng viên rất đa dạng và phong phú. Các video của môn học và tài liệu tham khảo, sinh viên đều có thể truy cập và tải về một cách dễ dàng.
  • Sinh viên có thể vừa kết hợp đi làm thêm và học trực tuyến, giúp tiết kiệm một lượng lớn thời gian, công sức và tiền bạc.

Ảnh minh họa 2

 


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

Các ngành đào tạo

Mạng xã hội

FanpageYoutubeTiktok

Liên hệ trực tiếp

Đăng ký tư vấn

Loading...

Đăng ký nhận tư vấn

Thông tin liên hệ

Văn phòng tuyển sinh:
  • Hà Nội: Số 116 Trần Vĩ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: Số 91 Ký Con, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0914709118Email: daihoctructuyen@tnu.edu.vnGroup Facebook: daihocthainguyen - elearningFanpage: daihocthainguyen - elearning

Hợp tác tuyển sinh

Tìm đối tác

Mạng xã hội

FacebookTiktok

© 2023 Copyright by IT AUM