Học kế toán có khó không? Những thách thức trong ngành
16:41 05/04/2023Mỗi ngành học đều có những thách thức riêng, và kế toán cũng không ngoại lệ. Việc học không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu kiến thức từ giảng đường mà quan trọng hơn là biết cách vận dụng chúng vào thực tiễn. Kế toán là một lĩnh vực đề cao tính ứng dụng, đòi hỏi sự cẩn trọng, chính xác và kinh nghiệm thực tế của người làm nghề. Vậy, học kế toán có khó không? Hãy cùng khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây!
1. Học kế toán có khó không?
Nhiều bạn trẻ vẫn băn khoăn liệu học kế toán có khó không. Trước hết, có thể khẳng định rằng kế toán là một ngành học đầy thách thức. Ngành này đòi hỏi cao về khả năng ghi nhớ, tính toán và sự nhạy bén với những con số. Để trở thành một kế toán giỏi, bạn cần rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận và duy trì sự tập trung cao độ trong suốt quá trình học. Dưới đây là một số thách thức mà bạn có thể gặp phải khi theo đuổi ngành kế toán.

1.1. Khối lượng kiến thức lớn, áp lực học tập cao
Công việc của một nhân viên kế toán không chỉ đơn thuần là kiểm kho, ghi nhận xuất – nhập tồn, phát lương hay in ấn hóa đơn, mà còn bao gồm hàng loạt thủ tục quan trọng giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả. Để làm tốt những công việc này, người học kế toán cần được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn.
Lượng kiến thức chuyên ngành lớn có thể tạo ra không ít áp lực. Người học không chỉ phải nắm vững lý thuyết mà còn cần biết cách áp dụng vào thực tế. Trong quá trình học, bạn sẽ được rèn luyện kỹ năng tổng hợp giấy tờ, sổ sách, hóa đơn, lập và trình bày báo cáo tài chính – những kỹ năng thiết yếu cho công việc sau này.
Việc kết hợp giữa lý thuyết nặng và yêu cầu thực hành cao khiến ngành kế toán trở thành một thử thách không nhỏ. Tuy nhiên, đó cũng là cơ hội để bạn rèn luyện bản thân. Không có ngành học nào dễ dàng, quan trọng là bạn có đủ quyết tâm để vượt qua thử thách và chinh phục nó hay không.
1.2. Người học kế toán phải cập nhật thông tư, văn bản pháp luật mới
Học kế toán có khó không? Tất nhiên là khó! Ngay cả khi chưa đi làm, bạn vẫn cần thường xuyên cập nhật các thông tư, văn bản pháp luật mới nhất. Bởi công việc kế toán liên quan trực tiếp đến tài chính và pháp lý, việc nắm bắt kịp thời những thay đổi sẽ giúp bạn tránh vi phạm quy định và tối ưu lợi ích cho doanh nghiệp.
Để làm tốt công việc kế toán, bạn nên chủ động theo dõi tin tức kinh tế, cập nhật các chính sách thuế doanh nghiệp và thuế nhà nước. Đây không chỉ là kiến thức được truyền đạt trên giảng đường mà còn đòi hỏi sự tự tìm tòi, nghiên cứu từ chính bạn. Chủ động học hỏi là chìa khóa giúp bạn thành công trong ngành kế toán!
=>> Xem thêm: Cơ hội việc làm ngành kế toán
1.3. Ngành kế toán là một trong những ngành có tỷ lệ cạnh tranh cao
Bên cạnh áp lực về lượng kiến thức chuyên môn, người học kế toán còn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt. Số lượng sinh viên đăng ký theo học ngành này ngày càng tăng, đồng nghĩa với việc khi ra trường, nhu cầu tìm kiếm việc làm cũng lớn hơn.
Dù thị trường lao động hiện nay vẫn cho thấy sự thiếu hụt nhân lực kế toán, nhưng không phải ai cũng dễ dàng tìm được công việc ổn định. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp ngày càng yêu cầu cao về kinh nghiệm thực tế của ứng viên.

Vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn nên chủ động học tập, nắm vững kiến thức chuyên môn và rèn luyện kỹ năng thực tiễn. Nếu có cơ hội, hãy tham gia thực tập tại các doanh nghiệp để tích lũy kinh nghiệm và làm đẹp CV. Việc này không chỉ giúp bạn dễ dàng tìm được công việc sau khi tốt nghiệp mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp sau này.
1.4. Phải đối mặt với nhiều khó khăn khi ra trường
Theo bạn, học kế toán có khó không? Có lẽ đối với một số người, học kế toán không hề khó nhưng cái khó làm tìm được việc làm ổn định. Đối với sinh viên, người mới ra trường thường khó nhận được mức lương ổn định. Thậm chí để có cơ hội phát triển, nhiều người chấp nhận học việc ở công ty, doanh nghiệp mà không lấy lương.
Tại Việt Nam, một số địa chỉ đào tạo vẫn chỉ chú trọng đến nguyên lý, lý thuyết mà không quan tâm đến thực tiễn. Như đã nói phía trên, để khắc phục điều này cách tốt nhất là tận dụng thời gian rảnh để trở thành thực tập sinh của doanh nghiệp. Khi trở thành thực tập sinh, bạn vừa được dạy 1 kèm 1 chi tiết mà vẫn được doanh nghiệp hỗ trợ từ 4 đến 6 triệu đồng.
Tuy ngành kế toán có nhiều thách thức, nhưng đây vẫn là một lĩnh vực đáng để theo đuổi. Kế toán không chỉ mang lại cơ hội việc làm rộng mở mà còn giúp bạn rèn luyện tư duy logic, kỹ năng phân tích và khả năng quản lý tài chính hiệu quả. Hơn nữa, nhu cầu tuyển dụng kế toán luôn cao, đặc biệt là ở các doanh nghiệp lớn, công ty đa quốc gia hay thậm chí là khởi nghiệp cá nhân. Nếu bạn có đam mê với những con số, sự cẩn thận và ham học hỏi, kế toán sẽ là một ngành nghề mang lại sự ổn định, cơ hội thăng tiến và mức thu nhập hấp dẫn trong tương lai.
=>> Xem thêm: Review tất tần tật về ngành kế toán
2. Nên hay không nên học ngành kế toán từ xa?
Vì một số điều kiện không cho phép nên nhiều người đã lựa chọn theo học ngành kế toán từ xa. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng theo học ngành kế toán từ xa không có hiệu quả. Tuy nhiên đây không phải sự thật vì hệ đào tạo từ xa và hệ đào tạo chính quy đều được đào tạo như nhau, tấm bằng có giá trị giống nhau.
Lợi ích của học kế toán theo hệ từ xa là người học có thể tự do sắp xếp địa chỉ học tập, không cần phải đến trực tiếp địa chỉ giảng dạy. Từ đó tiết kiệm được nhiều khoản chi phí. Ngoài ra, hệ từ xa chú trọng đến các kiến thức chuyên môn, thời lượng học tập thường ít hơn hệ chính quy.

Nếu bạn đang có nhu cầu học kế toán theo hệ từ xa, hãy đến với Trung tâm Đào tạo từ xa Đại học Thái Nguyên để được tư vấn. Với nhiều năm kinh nghiệm đào tạo ngành kế toán, trung tâm đã xây dựng lộ trình đào tạo bài bản. Cụ thể, người học sẽ được tiếp nhận kiến thức cơ sở, làm quen xong mới tới kiến thức chuyên ngành, cuối cùng là đào tạo chuyên sâu kỹ năng.
Những thông tin phía trên về ngành kế toán đã được gửi tới bạn. Hy vọng qua đây, bạn đã có thể hiểu được học kế toán có khó không và chọn cho mình một nơi đáng để học tập.
Xem thêm bài viết có liên quan
Những điều cần biết về học kế toán online
Tìm hiểu từ A-Z về đại học trực tuyến: Cơ hội, lợi ích, và những điều bạn không thể bỏ lỡ!
Liên thông Đại học là gì? Nên chọn trường nào để liên thông?