Học Luật kinh tế ra làm gì? Giải đáp những câu hỏi về Luật kinh tế
08:36 29/09/2022Luật kinh tế hiện nay là ngành thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Ngành này hiện nay có nhiều cơ hội việc làm và phát triển trong tương lai. Hãy cùng tìm hiểu xem học Luật kinh tế ra làm gì? Cơ hội và xu hướng việc làm ra sao?
Mục lục bài viết
1. Luật kinh tế là gì?
Trước khi tìm hiểu “Học Luật kinh tế ra làm gì?” hãy trả lời câu hỏi “Luật kinh tế là gì?”. Luật kinh tế là hệ thống các quy phạm của pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế trong quá trình quản lý của nhà nước cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp hay cá nhân cả trong lẫn ngoài nước. Ngành luật kinh tế trang bị cho sinh viên kiến thức chung về luật nhưng chỉ tập trung ở các lĩnh vực cụ thể như: hình sự, dân sự, tố tụng.
Luật kinh tế ra đời nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, đồng thời đảm bảo từng quy cách hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình giao lưu, buôn bán trong và ngoài nước.
Sinh viên ngành luật kinh tế sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về pháp luật trong kinh doanh, bao gồm:
- Giải quyết tranh tụng trong kinh doanh
- Tra cứu, cập nhật, phân loại các văn bản quy phạm pháp luật
- Nghiên cứu và xử lý các vấn đề pháp lý đối với doanh nghiệp
- Luật thuế, luật thương mại quốc tế, luật ngân hàng, công ước quốc tế,…
>> Xem thêm: Nên học luật hay luật kinh tế? Cơ hội việc làm cho 2 ngành
2. Ngành Luật kinh tế học những gì?
Để trả lời cho câu hỏi “Học Luật kinh tế ra làm gì?” thì bạn hãy cùng tìm hiểu cần học những gì để ra trường có nghề nghiệp ổn định. Sinh viên theo học ngành Luật kinh tế sẽ được trang bị khối kiến thức về: luật hành chính, luật dân sự, luật hiến pháp, luật sở hữu trí tuệ, pháp luật và chủ thể kinh doanh …
Sau khi tốt nghiệp bạn có đủ kiến thức nền tảng của thể chế pháp luật, kiến thức về vai trò của pháp luật trong công ty. Giải quyết tranh chấp kinh doanh, phân tích đánh giá xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật phục vụ phát triển và hội nhập kinh tế. Bạn cũng sẽ hiểu biết về Luật của Việt Nam để vận hành trong công ty, doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, bạn được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết tình huống kinh doanh. Với khối kiến thức và kỹ năng học được bạn sẽ tự tin dễ dàng hòa nhập môi trường làm việc hiện đại, năng động.
>> Xem thêm: Ngành luật kinh tế học những môn gì
3. Học Luật kinh tế ra làm gì?
Như đã đề cập ở những phần trên, luật kinh tế hiện nay là một ngành khá được quan tâm trong mỗi kỳ tuyển sinh. Nó nằm trong nhóm ngành có cơ hội việc làm cao, bạn có thể dễ dàng ứng tuyển vào nhiều vị trí. Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này tại các trường đại học có thể đảm nhiệm các vị trí như sau:
- Tư vấn pháp lý, đánh giá, phân tích và giải quyết những vấn đề phát sinh trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Tư vấn pháp luật
- Làm cán bộ thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư
- Cán bộ hành pháp, lập pháp và tư pháp
- Ngoài ra, bạn có thể theo con đường giảng dạy và nghiên cứu
Bạn làm việc trong các công ty, xí nghiệp. Hoặc có thể làm trong hệ thống tòa án nhân dân, trung tâm trọng tài thương mại và các đơn vị tư vấn pháp luật. Cử nhân Luật kinh tế cũng có thể theo học các khóa đào tạo về luật và hành nghề luật,…
>> Xem thêm: Luật và luật kinh tế có giống nhau không
4. Học Luật kinh tế cần những phẩm chất và kỹ năng gì?
- Đầu tiên đó chính là công bằng, trung thực, khách quan. Đây là một phẩm chất quan trọng và cốt yếu của nghề Luật sư. Là người hiểu pháp luật và mang đến sự khách quan, công bằng cho mọi người.
- Thứ hai, bạn cần có tinh thần trách nhiệm cao. Hoc Luật kinh tế đòi hỏi độ chính xác cao và dĩ nhiên tuyệt đối không được để xảy ra sai sót vì nó sẽ dẫn đến hậu quả lớn.
- Thứ ba, có khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy nhạy bén trong công việc. Với số lượng công việc lớn cũng như lượng hồ sơ giấy tờ nhiều đòi hỏi bạn phải tổng hợp và tư duy logic sự việc một cách khoa học.
- Tiếp đến, bạn có khả năng giao tiếp tốt, ăn nói lưu loát, diễn đạt mạch lạc và thuyết phục. Đặc trưng của ngành này là tạo sự tin tưởng, chính vì thế lời nói phải có tính thuyết phục cao. Vì vậy, nó đòi hỏi tư duy, kiến thức của mình thể hiện qua lời nói một cách lưu loát và mạch lạc.
- Cuối cùng, bạn phải có lập trường vững vàng và kỹ năng nắm bắt tâm lý. Bạn có lập trường vô cùng vững vàng để không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Chẳng hạn như những cám dỗ, mua chuộc hay những thỏa thuận trái với pháp luật sẽ tác động tiêu cực bản thân mỗi người. Ngoài ra, bạn phải biết đọc vị đối phương để khai thác đầy đủ nhất các loại thông tin chính xác từ khách hàng.
5. Luật kinh tế học trường nào?
Hiện nay, rất nhiều trường đại học đào tạo chuyên ngành Luật kinh tế. Trong đó có Đại học Thái nguyên với hình thức đại học trực tuyến, là một trong những trường Đại học tiên phong cho phương pháp đào tạo từ xa này. Bạn có thể chủ động trong việc học chỉ với chiếc smartphone và có kết nối Internet. Có thể học mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Để mang lại cho bạn trải nghiệm tốt nhất và luôn cập nhật xu hướng. Trung tâm Đào tạo từ xa Đại học Thái Nguyên đã sử dụng phương pháp đào tạo trực tuyến 4.0 sử dụng công nghệ E-learning vào việc giảng dạy. Với đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, sẽ mang lại cho bạn nguồn kiến thức dồi dào nhất.
Bài viết trên cung cấp đầy đủ các thông tin về ngành Luật kinh tế và giải đáp cho bạn thắc mắc “Học Luật kinh tế ra làm gì?”, ở đâu cùng với cơ hội nghề nghiệp của ngành. Qua bài viết, hy vọng các bạn trẻ có định hướng đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai của mình.
>> Xem thêm: Ngành luật kinh tế học trường nào