Kỹ thuật điện tử viễn thông có học lập trình không?
04:37 05/01/2022Những năm gần đây, Kỹ thuật điện tử viễn thông là ngành học được không ít học sinh cũng như phụ huynh quan tâm bởi độ hot về chương trình học cũng như cơ hội việc làm mà ngành này mang lại. Tuy nhiên, không ít các bạn học sinh thắc mắc rằng Điện tử viễn thông có học lập trình không? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!
Mục lục bài viết
Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông học những gì?
Theo học ngành kỹ thuật điện tử viễn thông, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện tử và công nghệ truyền thông. Ngoài ra, sinh viên còn biết cách sử dụng các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến như mạng không dây; mạng truyền số liệu, hệ thống phát sóng; công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh. Sinh viên có khả năng tiếp cận và làm chủ công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến và hoạt động của mạng thông tin liên lạc hiện đại, đồng thời có khả năng thiết kế, xây dựng, phát triển, vận hành, sử dụng và bảo trì các thiết bị điện tử, viễn thông.
Nếu bạn thích lập trình và muốn biết về điện thoại di động, máy tính và các thiết bị điện tử khác thì hãy chọn ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông ngay và luôn. Khi vào đại học, bạn sẽ học rất nhiều về lập trình và thuật toán. Không chỉ học lập trình web, lập trình ứng dụng, bạn còn được học lập trình nhúng, học thiết kế mạch, thiết kế chip vi xử lý, thiết kế mạng 4G, 5G, trí tuệ nhân tạo …
Lập trình nhúng hay loT là một ngành phổ biến ở Việt Nam và thế giới. Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông, 95% người tìm được việc làm trong vòng 6 tháng, 5% đi học tập và làm việc ở nước ngoài. Học ngành điện tử viễn thông, sinh viên có cơ hội được các công ty về tận trường để tuyển dụng nhân viên như FPT, Samsung, Viettel, v.v. Ngoài ra, một tỷ lệ thú vị là 5% sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ thành lập công ty khởi nghiệp.
⇒ Đăng ký học ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông trực tuyến hệ Đại học tại Đại học Thái Nguyên
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông
Chương trình đào tạo ngành Điện tử Viễn thông cung cấp cho sinh viên những kiến thức sau:
- Hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực liên quan trong ngành điện tử viễn thông.
- Nắm vững các phương pháp và công cụ phân tích, thiết kế, phát triển và vận hành mạng, hệ thống và thiết bị viễn thông.
- Nắm vững kiến thức cơ sở dữ liệu, thu thập và phân tích dữ liệu.
- Ứng dụng tốt kiến thức hệ thống thông tin và truyền thông, có khả năng tích hợp hệ thống.
- Nắm vững kiến thức và công cụ thích hợp để quản lý và ứng dụng công nghệ truyền thông trong các lĩnh vực thực tiễn và ngành nghề khác nhau.
Đặc biệt kiến thức lập trình ứng dụng tốt, có khả năng phát triển phần mềm ứng dụng loT, phần mềm ứng dụng di động, phần mềm ứng dụng viễn thông.
Các môn học lập trình, chẳng hạn như: tin học cơ bản, công nghệ lập trình, kiến trúc máy tính, cấu trúc dữ liệu và thuật toán, kỹ thuật phần mềm, mô phỏng hệ thống truyền thông, cơ sở dữ liệu.
Các ngôn ngữ lập trình trong chương trình như: C/C ++, Matlab, Python.
Xem thêm: Cơ hội nào cho sinh viên theo học ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông
Kỹ thuật điện tử viễn thông có học lập trình không?
Các lĩnh vực kỹ thuật điện tử và viễn thông bao gồm điện tử, viễn thông, loT, hạ tầng mạng và các lĩnh vực khác. Tất cả các lĩnh vực này đều yêu cầu kiến thức lập trình để xây dựng và phát triển các sản phẩm toàn diện. Muốn trở thành dân chuyên thiết kế board mạch hay còn gọi là thiết kế PCB, test board mạch thì bạn phải giỏi lập trình và có kiến thức về điện tử.
Ngoài việc nắm vững kiến thức triển khai và phát triển các sản phẩm, giải pháp ứng dụng truyền thông trên nền tảng viễn thông và Internet. Bạn cũng phải sử dụng kiến thức lập trình tốt để phát triển phần mềm ứng dụng viễn thông.
Như vậy, ngành Điện tử viễn thông có học cả về lập trình và thiết kế vi mạch. Trong đó, phần lập trình sẽ không đi sâu như bên ngành Công nghệ thông tin mà chủ yếu sẽ kết hợp lập trình và thiết kế phần cứng vi mạch để tạo ra sản phẩm.
Xem thêm: Bật mí mức lương khủng ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông
Cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp trong tương lai của ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông
Với khả năng lập trình, bạn dễ dàng có cơ hội việc làm tại các công ty điện tử, công ty cung cấp dịch vụ viễn thông: Viettel, VNPT, Mobifone; công ty phần mềm như FPT,… hay các tập đoàn về đồ điện tử như Samsung, Toshiba, LG…
Chuyên ngành Truyền thông di động và vô tuyến:
Sinh viên không chỉ thành thạo các giải pháp ứng dụng truyền thông trên nền tảng công nghệ không dây và mạng di động mà còn phải vận dụng tốt các kiến thức lập trình để phát triển các ứng dụng di động.
Chuyên ngành loT
Am hiểu về nền tảng mạng Internet, hệ thống loT và vận dụng kiến thức lập trình để phát triển các ứng dụng, thiết bị loT …
Có thể thấy, kiến thức lập trình là bắt buộc đối với tất cả các chuyên ngành kỹ thuật điện tử viễn thông.
Hiểu lập trình có thể giúp bạn hiểu các mặt khác của công nghệ. Điều này có nghĩa là bạn sẽ trở nên nhanh nhẹn hơn khi chạm vào các công nghệ khác, dễ dàng thành thạo công nghệ kỹ thuật số.
Mặc dù thị trường việc làm kỹ thuật số ngày càng lớn hơn, nhưng nó sẽ chỉ có lợi cho bạn bởi lập trình mở ra các cơ hội việc làm khác.
Đối với các công ty khởi nghiệp nhỏ, việc tuyển dụng một người chỉ biết viết mã và thiết kế mạng có thể không phải là lựa chọn hiệu quả nhất về mặt kinh tế. Lập trình có thể là chìa khóa để tìm việc làm trong lĩnh vực Marketing, quan hệ công chúng, sáng tạo nội dung, v.v.
Học lập trình có thể nâng cao tư duy logic và kỹ năng giải quyết vấn đề. Lập trình giúp phát triển các kỹ năng hữu ích cho hầu hết các công việc cần thiết để giải quyết vấn đề và tư duy logic. Việc học viết code cũng giúp luyện tập não trái của chúng ta.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Điện tử viễn thông có học lập trình không?”. Lập trình chính là hành trang vững chắc, mở ra vô vàn cơ hội việc làm không chỉ ở riêng lĩnh vực điện tử viễn thông.