Ngành Luật học những môn gì? Bạn có thật sự phù hợp với ngành Luật?
10:14 23/12/2022Tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội đều chịu sự tác động của pháp luật. Chính vì thế, ngành Luật luôn là ngành học có cơ hội việc làm rộng mở và triển vọng phát triển hơn trong tương lai. Nhiều bạn trẻ đang có ý định học ngành Luật và thắc mắc rằng ngành Luật học những môn gì? Sau khi ra trường có thể đảm nhận những vị trí nào? Cần có tố chất gì để trở thành sinh viên ngành Luật? Để tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc trên thì hãy tham khảo bài viết dưới đây.
1. Ngành Luật học những môn gì ?
Ngành Luật học những môn gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi lựa chọn theo đuổi ngành học này. Ngành Luật là một lĩnh vực học thuật phong phú, kết hợp giữa lý thuyết pháp lý và thực tiễn áp dụng trong đời sống xã hội. Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được tiếp cận hệ thống kiến thức pháp luật toàn diện, từ nền tảng đến chuyên sâu, nhằm xây dựng tư duy pháp lý vững chắc và khả năng vận dụng linh hoạt trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp.
Cụ thể, chương trình học sẽ bao gồm các môn cơ sở như: Lý luận về nhà nước và pháp luật, Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, giúp sinh viên nắm được khung pháp lý chung của bộ máy nhà nước và cách thức vận hành của hệ thống pháp luật. Tiếp theo là các môn chuyên ngành như: Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Kinh tế, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Quốc tế công, Luật Thương mại quốc tế,… Mỗi môn học đều cung cấp kiến thức chuyên sâu về từng lĩnh vực pháp lý cụ thể.

Bên cạnh đó, sinh viên còn được rèn luyện kỹ năng thông qua các môn như: Kỹ năng hành nghề luật, Tố tụng dân sự, Tố tụng hình sự, Thực hành pháp luật, hoặc tham gia các phiên tòa giả định (moot court). Đây là cơ hội để sinh viên tập làm quen với môi trường làm việc thực tế, từ đó nâng cao khả năng phân tích tình huống, lập luận pháp lý, và đưa ra phương án giải quyết phù hợp theo quy định pháp luật.
=>> Xem thêm: Nên học Luật hay Luật kinh tế
2. Cần có những tố chất gì để học ngành Luật?
Bên cạnh việc tìm hiểu ngành Luật học những môn gì, việc nhận diện những tố chất phù hợp để theo đuổi ngành này cũng rất quan trọng. Một số tố chất tiêu biểu như:
2.1. Có đam mê với ngành Luật
Theo thực tế chứng minh thì những người chọn ngành đúng với đam mê thì có khả năng thành công rất cao. Khi làm việc với niềm đam mê, bạn sẽ không cảm thấy mệt mỏi mà luôn hăng say, hào hứng khi tiếp nhận công việc. Hơn nữa, đây chính là nguồn động lực to lớn giúp bạn vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong công việc. Vậy nên, không chỉ với ngành Luật mà mọi việc được làm với sự đam mê đều mang lại kết quả rất xứng đáng.
2.2. Yêu thích sự tư duy
Nhiều người thường cho rằng học Luật phải đòi hỏi có trí nhớ tốt. Đây là một ý kiến đúng đắn nhưng chưa đủ. Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi theo đuổi ngành Luật là phải có tư duy tốt, đầu óc nhạy bén. Sự tư duy tức là khi bạn đối diện trước vấn đề, bạn có thể lập tức vận dụng kiến thức, xâu chuỗi, chọn lọc, tìm ra căn cứ để phán đoán và đưa ra cách giải quyết.
2.3. Tự tin trước đám đông
Sinh viên Luật thường có khả năng thuyết trình tốt không phải là điều ngẫu nhiên. Thuyết trình chính là cơ hội để sinh viên rèn luyện khả năng giao tiếp, diễn đạt suy nghĩ một cách tự tin trước đám đông. Nếu bạn là người có giọng nói truyền cảm, cảm thấy thoải mái khi chia sẻ trước đám đông thì hẳn là phù hợp với ngành Luật.

2.4. Kiên trì, nhẫn nại, ham học hỏi
Bất kỳ ngành học nào cũng đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại thì mới đạt được kết quả tốt. Đặc biệt đối với ngành Luật thì yếu tố này còn quan trọng hơn. Tính kiên trì sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn, bình tĩnh giải quyết các vụ tranh chấp, kiện tụng.
2.5. Có khả năng thuyết phục đàm phán và biết lắng nghe
Đây là yếu tố quan trọng để trở nên thành công trong nghề Luật. Người học Luật cần biết vận dụng lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục người khác. Khi có khả năng thuyết phục tốt, bạn sẽ dễ dàng xoay chuyển được tình huống và giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, biết cách lắng nghe giúp ta thấu hiểu, thu nhận được thông tin một cách chính xác và thể hiện sự tôn trọng với người xung quanh.
=>> Xem thêm: Học Luật kinh tế có khó không
3. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Luật
Cơ hội việc làm của ngành Luật đang ngày càng rộng mở, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế Việt Nam đang hội nhập. Tuy nhiên, có nhiều người tìm được việc làm tốt với mức lương xứng đáng, nhưng cũng có nhiều người bị thất nghiệp. Điều này còn phụ thuộc vào trình độ, năng lực và sự kiên trì của bạn.
Học Luật ra không phải chỉ để làm luật sư, thẩm phán, làm việc trong tòa án mà bạn còn có thế công tác tại nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tại doanh nghiệp, bạn sẽ trở thành chuyên viên pháp lý, giải quyết các vấn đề về pháp luật trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Mức thu nhập của ngành Luật
Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm tại các văn phòng luật sư và được hưởng lương tùy vào mức độ đóng góp. Tuy nhiên mức lương của họ không được thấp hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định, cụ thể là:
- Sinh viên mới ra trường: 4 – 6 triệu đồng/ tháng
- Đã có 3 năm kinh nghiệm: trên 10 triệu đồng/ tháng
- Đã có 5 năm kinh nghiệm: trên 15 triệu đồng/ tháng

Đối với kiểm sát viên, điều tra viên thì chia làm 3 mức khác nhau:
- Sơ cấp: Lương khởi điểm với hệ số 2,34 x 650.000 + phụ cấp 30%
- Trung cấp: Lương khởi điểm với hệ số 4,4 x 650.000 + phụ cấp 25%
- Cao cấp: Lương khởi điểm với hệ số 6,2 x 650.000 + phụ cấp 20%
Ở một số nước trên thế giới thì mức lương của luật sư thậm chí còn cao hơn người nổi tiếng.
=>> Xem thêm: Ngành Luật kinh tế học trường nào
5. Học Luật kinh tế hệ từ xa tại TNU
Bạn đang là người đi làm, muốn nâng cao trình độ, mở rộng cơ hội nghề nghiệp nhưng quỹ thời gian hạn chế? Chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế tại Trung tâm Đào tạo từ xa – Đại học Thái Nguyên chính là giải pháp tối ưu dành cho bạn.
Với hình thức học đại học từ xa 100% trực tuyến, bạn hoàn toàn có thể chủ động trong việc học tập – linh hoạt về thời gian, địa điểm và phù hợp với lịch trình cá nhân. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí đi lại, ăn ở, mà còn rút ngắn thời gian tiếp cận tri thức, vừa học vừa làm hiệu quả mà không ảnh hưởng đến công việc hiện tại.

Dù học online, chương trình đào tạo vẫn được thiết kế khoa học, đảm bảo chất lượng tương đương với hệ chính quy và tuân thủ đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, nội dung học tập cập nhật thực tiễn, hỗ trợ học viên tối đa trong suốt quá trình học.
Bằng cử nhân Luật Kinh tế sau khi tốt nghiệp có giá trị pháp lý như bằng chính quy, không ghi hình thức đào tạo và hoàn toàn đủ điều kiện để xin việc, xét tuyển công chức, học tiếp lên Thạc sĩ, Tiến sĩ hoặc thăng tiến trong công việc.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc ngành Luật học những môn gì và những vấn đề liên quan. Nếu bạn mong muốn theo đuổi ngành Luật và có những tố chất phù hợp thì đừng ngần ngại đăng ký học ngành Luật nhé! Chúc bạn học tập thật tốt và có được công việc mơ ước trong tương lai.