Văn bằng thứ 2 ngôn ngữ Anh chìa khóa mở cửa thế giới
09:40 11/05/2021Để làm chủ tiếng anh thì học văn bằng thứ 2 ngôn ngữ Anh hay khóa học tiếng anh nào là con đường thích hợp? Cùng khám phá ngay nào!
Để làm chủ tiếng anh khi bạn là một người lười và mất nền tảng kiến thức thì tự học, học văn bằng thứ 2 ngôn ngữ Anh hay khóa học tiếng anh nào là con đường thích hợp?
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, văn hóa và xã hội, tiếng Anh hay ngôn ngữ Anh trở thành một ngôn ngữ giao tiếp toàn cầu giúp thúc đẩy các mối quan hệ tổ chức, cá nhân và trau dồi tri thức. Các chứng chỉ, văn bằng tiếng anh cũng trở thành tấm vé thông hành đưa người lao động đến với những cơ hội việc làm với mức thu nhập cao và con đường thăng tiến thuận lợi. Tuy nhiên, không dễ dàng để có thể làm chủ ngôn ngữ Anh cho dù có hàng ngàn các khóa học được quảng cáo “đánh bật mất gốc tiếng anh sau 2 tuần” hoặc “tiếng anh cho người lười” hay thành thạo tiếng Anh trong 6 tháng ngoài kia. Ngay cả chương trình đào tạo ngành ngôn ngữ Anh hệ đại học cũng không thể đảm bảo sinh viên có thể làm chủ tiếng anh sau 4 năm học. Có những người đã vật vã với hành trình làm chủ ngôn ngữ này cả chục năm trời vẫn không thể thoát khỏi cái mác Beginer – người mới. Trong khi đó, lười hiện đang là căn bệnh nan y của thế kỷ mà suốt bao đời nay không có phương thuốc có thể chữa được ngoại trừ sự tự lực và tự nhận thức của chính bản thân người học. Mà lười lại chính là rào cản lớn khiến con người khó có thể làm chủ bất cứ một ngôn ngữ, kỹ năng nào. Vậy với những người lười – hoặc lười học tiếng Anh, và cả những người mất nền tảng kiến thức ngôn ngữ Anh thì học văn bằng thứ 2 ngôn ngữ Anh tại trường đại học, hay những khóa học được cung cấp bởi những tổ chức uy tín, hay điều gì có thể giúp họ làm chủ ngôn ngữ giao tiếp toàn cầu này?
Mục lục bài viết
Nhìn nhận về các hình thức học ngôn ngữ Anh phổ biến
Các khóa học tiếng Anh ngắn hạn được xây dựng và phát triển bởi các tổ chức/doanh nghiệp thương mại hoặc các cơ sở giáo dục bổ trợ ngoài công lập. Thông thường các khóa học này sẽ đào tạo cho người học những kiến thức và kỹ năng để thành thạo một kỹ năng tiếng Anh nhất định. Ví dụ như khóa Tiếng Anh giao tiếp, tiếng Anh thương mại, các khóa học phát âm, học kỹ năng Nghe, nói, đọc viết tiếng Anh. Các khóa học này có thể cung cấp chứng chỉ hoặc giúp người học ôn tập để thi các chứng chỉ Tiếng Anh như Toeic, Tofl,IELTS… Tuy nhiên, những chứng chỉ này đều có thời hạn và giới hạn với từng mục đích. Ví dụ để có thể xin Visa du học bạn không thể dùng chứng chỉ TOEIC, hoặc một số doanh nghiệp chỉ tuyển dụng những người có chứng chỉ IELTS 6.5 trở lên. Và khi hết thời hạn sử dụng, bạn sẽ phải thi lại các chứng chỉ này.
Những học viên theo học các khóa học này cần có một kế hoạch học tập và rèn luyện nhất định mới có thể hoàn thành khóa học và nắm được những kiến thức, kỹ năng nhất định. Rất nhiều người đã bỏ ra hàng chục triệu thậm chí lên đến vài chục triệu nhưng vẫn không thể làm chủ tiếng Anh thông qua các khóa học.
Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh tại các trường đại học là một chương trình đại học chính thống, học viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân Ngôn ngữ Anh có giá trị vĩnh viễn và có thể sử dụng để phục vụ cho nhiều mục đích như học ở các bậc cao hơn như Tiến sĩ, xin visa du học tại một số quốc gia. Đồng thời chương trình đào tạo ngành ngôn ngữ Anh tại các trường đại học sẽ cung cấp một nền tảng kiến thức vững chắc giúp người học có thể phát triển trình độ tiếng Anh ở các level cao hơn và dễ dàng trong việc ôn tập thi các chứng chỉ IELTS, TOEIC. Theo học ngành ngôn ngữ Anh tại các trường đại học, bạn sẽ được đưa vào một guồng học tập bởi thầy cô, bạn bè và chương trình học tại trường và có nhiều cơ hội luyện tập với những bạn cùng học hoặc bạn cùng câu lạc bộ. Nhiều người đã ra trường và đi làm vẫn lựa chọn học văn bằng thứ 2 ngôn ngữ Anh để làm chủ tiếng Anh thay vì những khóa học bên ngoài.
Bên cạnh học tiếng Anh thông qua các khóa học hay chương trình học tại trường, nhiều người đã thành công làm chủ tiếng Anh bằng cách tự học thông qua video, phim ảnh, sách truyện hoặc các mối quan hệ với những người nói tiếng Anh.
Giải pháp nào cho người lười học tiếng Anh?
“Chỉ có thể đầu thai lại”. Đó là một câu đùa vui vẻ hay thực tế? Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng, đó là một câu nói nổi tiếng của Lỗ Tấn và cho đến ngày nay nó vẫn và sẽ luôn là lời cảnh tỉnh cho những người muốn thành công – trong cả sự nghiệp, hay hành trình làm chủ tiếng Anh. Để thành thạo một ngôn ngữ mới, hay bất cứ kỹ năng nào khác, bạn không thể lười. Bạn không thể trông chờ vào những quảng cáo Phương pháp học tiếng anh cho người lười, hoặc những câu lừa mình dối người kiểu “người lười có cách thông minh và thành công của người lười”.
Và đặc biệt, học một ngôn ngữ mới – hoàn toàn khác với tiếng mẹ đẻ thì bạn lại không thể lười mà giỏi được. Chính vì vậy, thay vì đi tìm phương pháp học tiếng Anh cho người lười, bạn hãy thay đổi hành vi và thái độ của mình với hành trình làm chủ Tiếng Anh, kiên trì và đều đặn với việc luyện tập và học tiếng anh mỗi ngày, không bỏ dở hoặc gián đoạn kiểu có những ngày lười chẳng muốn làm gì cả. Nếu có một ngày như thế và bạn buông xuôi, cuộc sống của bạn sẽ bắt đầu những chuỗi ngày như thế với tần suất dày đặc. Bạn cần tạo lập một kỷ luật riêng cho bản thân để làm chủ tiếng Anh.
Cho dù bạn đang học các khóa học tiếng tại Trung tâm, hay học tại các trường đại học, thậm chí là tự học ngôn ngữ Anh online, sự siêng năng và kiên trì là yếu tố tiên quyết giúp bạn thành công làm chủ tiếng Anh và vận dụng nó để phát triển cơ hội nghề nghiệp, trau dồi tri thức hay mở rộng các mối quan hệ.
Người mất nền tảng kiến thức tiếng Anh nên học tiếng Anh như thế nào?
Ngôn ngữ Anh là một ngôn ngữ tuy khác với tiếng Việt nhưng để thành thạo nó bạn cũng cần có những kiến thức nền tảng. Ví dụ như để có thể học tiếng Việt bạn cần bắt đầu với chữ cái, âm, sắc, vần, ngữ pháp… vậy. Có những người đã mất nền tảng ban đầu với những kiến thức này và khiến họ gặp khó khăn với việc tự học, chọn khóa học, phương pháp học. Với những người này, một khóa kiến thức tiếng Anh nền tảng tại các trung tâm là không đủ, họ cần được trang bị kiến thức đầy đủ và bài bản từ bảng chữ cái, số đếm đến ngữ pháp, phát âm cơ bản. Và không phải các khóa học đều trang bị hết cho họ những kiến thức này. Họ chỉ có thể kết hợp tự học và học các khóa học cơ bản. Hoặc theo học ngành ngôn ngữ Anh tại các trường đại học, Cao Đẳng. Nếu như họ đã và đang học đại học, họ có thể chọn học hình thức văn bằng thứ 2 ngôn ngữ Anh để tiết kiệm thời gian và tập trung tối đa vào các môn học/kiến thức liên quan đến tiếng Anh.
Không có công thức chung để học ngôn ngữ Anh.
Con người có 8 loại trí thông minh khác nhau liên quan đến Thị giác, thính giác, ngôn ngữ, vận động, âm nhạc…Khoa học đã chỉ ra rằng mỗi người sở hữu loại trí thông minh khác nhau sẽ phù hợp với những cách thức học tập khác nhau. Chính vì vậy, không có công thức chung để học tiếng Anh hay kỹ năng nào. Tuy nhiên, nền tảng – sự siêng năng và kiên trì lại là tiền đề chung cho tất cả, không riêng gì học tiếng Anh. Chính vì vậy mỗi người rèn luyện cho mình sự siêng năng và kiên trì mỗi ngày với ngôn ngữ Anh. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thể làm chủ tiếng Anh và vận dụng tốt ngôn ngữ toàn cầu này trong cuộc sống, công việc và học tập.