0914709118daihoctructuyen@tnu.edu.vn

Xu hướng Thương mại điện tử trong tương lai

15:24 05/01/2023

Thương mại điện tử đang dần trở thành một phần không thể thiếu đối với nhiều người dân trên toàn thế giới. Hiện nay, đây là lĩnh vực mà các doanh nghiệp đang thúc đẩy phát triển. Đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư tài ba muốn dấn thân vào những lĩnh vực mới. Ngay bây giờ hãy cùng Trung tâm đào tạo từ xa – Đại học Thái Nguyên đi tìm hiểu xu hướng Thương mại điện tử trong tương lai để có cái nhìn sâu rộng hơn về nó.

1. Thực trạng Thương mại điện tử trên toàn cầu

xu huong thuong mai dien tu trong tuong lai

Từ sau đại dịch Covid 19, Thương mại điện tử đã và đang có những bước phát triển chóng mặt. Trên toàn cầu, doanh thu ngành Thương mại điện tử năm 2022 sẽ lên mức 5.545 tỷ USD. Mức độ tăng trưởng là 12.7%. Trong khi đó dự kiến năm 2025 con số này sẽ cán mốc 7.385 tỷ USD.

Trung Quốc hiện nay đang là cường quốc dẫn đầu thị trường Thương mại điện tử. Chiếm hơn 52% doanh thu ngành Thương mại điện tử trên toàn thế giới. Sau Trung Quốc là Hoa Kỳ với mức doanh thu ngành Thương mại điện tử là 19%. Tiếp theo là Anh với 4.8%, Nhật Bản với 3% và Hàn Quốc đạt 2.5%.

Tổng doanh số bán hàng trực tuyến của Trung Quốc vào năm 2021 là hơn 2 nghìn tỷ đô la. Trung Quốc cũng là nơi có lượng người mua hàng online nhiều nhất trên thế giới với 824.5 triệu người, chiếm đến 38.5% tổng số toàn cầu. Nếu như theo đà tăng trưởng hiện tại, dự báo Trung Quốc sẽ đạt gần 2.900 tỷ USD vào năm 2022 và cán mốc 3.786 tỷ USD vào năm 2025.

Theo dữ liệu thống kê gần đây cho thấy doanh thu thương mại điện tử toàn cầu qua mạng xã hội năm 2022 ước đạt 751 tỷ USD. Và con số này sẽ tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới do sự phát triển của Internet. Dự kiến doanh thu Thương mại điện tử tăng gấp đôi vào năm 2025 đạt 1.590 tỷ USD và có khả năng cán mốc 3.370 tỷ USD vào năm 2028.

=>> Xem thêm: Những con số biết nói về Thương mại điện tử Thế Giới 2022

2. Sự phát triển bùng nổ của Thương mại điện tử tại Việt Nam

xu huong thuong mai dien tu trong tuong lai

Vào tháng 10/2022, Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á lần thứ 7 với chủ đề “Vượt qua sóng cả, vươn mình ra biển cơ hội” đã được diễn ra. Số liệu thống kê đến từ báo cáo này cho thấy một tín hiệu rất tích cực về ngành Thương mại điện tử tại Việt Nam.

Nước ta hiện đang là nước có nền kinh tế số đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Với tổng giá trị hàng hóa dự kiến tăng 28%, tăng từ 18 tỷ USD trong năm 2021 lên 23 tỷ USD vào năm 2022. Trong đó, thương mại điện tử tại Việt Nam có đóng góp rất lớn khi là nước có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực (tăng 26%) so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Báo cáo đến từ “Digital 2022 global overview report” của We are social & Hootsuite chỉ ra rằng: tỷ lệ khách hàng Việt Nam mua sắm hàng tuần trên Internet đứng thứ 11 trong số các quốc gia trên toàn thế giới khi chiếm đến 58,2%. Vị trí này ngang bằng với mức trung bình toàn thế giới. Đặc biệt Việt Nam còn cao hơn Mỹ, ÚcÚc, Pháp, Nhật Bản, Đức. Đồng thời vẫn thấp hơn so với các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Philippines và Anh.

=>> Xem thêm: Bàn cân so sánh Thương mại điện tử và Digital Marketing

3. Xu hướng Thương mại điện tử trong tương lai trên toàn cầu

xu huong thuong mai dien tu trong tuong lai

3.1. Short Video Commerce – Video thương mại ngắn

Có thể thấy rằng hiện nay các video ngắn đang được người dùng tích cực đón nhận. Điển hình là trang mạng xã hội TikTok. Theo một nghiên cứu của TechCrunch (Mỹ), vào năm 2019 thời lượng sử dụng tiktok của nhóm trẻ em và thanh thiếu niên trung bình 38 phút/ngày. Theo thời gian, con số này đã tăng lên đáng kể đạt mức 75 phút/ngày vào năm 2020 và năm 2021 là 91 phút/ngày. Hiện nay TikTok cũng đang là nền tảng được giới trẻ sử dụng nhiều nhất khi có hơn 20% thế hệ gen Z sử dụng trên 5 tiếng/ngày.

Nhờ sự thành công của TikTok, hàng loạt các trang mạng xã hội cũng xuất hiện các loại hình tương tự. Ví dụ như youtube shorts, story 24h trên Facebook và Instagram,…

Chính vì sự ảnh hưởng của các nền tảng này lên giới trẻ, nên các doanh nghiệp hiện nay đang thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu bán hàng, quảng cáo trên các trang mạng xã hội lớn. Điều này nhằm tăng cơ hội tiếp cận, thúc đẩy hành vi mua sắm của người tiêu dùng đặc biệt là thế hệ gen Z. Một thế hệ được cho là chi tiêu rất mạnh tay trên các sàn Thương mại điện tử.

=>> Xem thêm: Sự thật về ngành Thương mại điện tử

3.2. Green Consumerism – Tiêu dùng xanh

Môi trường càng ngày càng ô nhiễm là một vấn đề mà toàn cầu đang lo lắng. Cùng với đó là tình trạng ô nhiễm lương thực, thực phẩm xảy ra trên toàn thế giới. Hiểu được vấn đề này, hàng loạt các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường xuất hiện trên thị trường. Những sản phẩm này ít gây hại cho môi trường, đồng thời không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Theo kết quả của một cuộc khảo sát do GWI thực hiện, có hơn 60% người tiêu dùng sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

3.3. Buy Now – Pay Later – Mua trước trả sau

xu huong thuong mai dien tu trong tuong lai

Đây là hình thức mua hàng xuất hiện đã khá lâu trên thị trường Việt Nam. Trong đó người tiêu dùng sẽ mua hàng và trả góp trong một khoảng thời gian xác định.
Hiện tại hình thức này đã và đang rất thịnh hành ở Việt Nam. Đi đầu là các thương hiệu như MAC (Makeup Art Cosmetics), Narciso Rodriguez, Điện máy xanh, Thế giới di động, FPTshop,…

3.4. MGM/KOL/KOC

Đây được xem là xu hướng Thương mại điện tử trong tương lai phát triển một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay.

  • MGM (Members get Members) có thể hiểu là khách hàng cũ giới thiệu sản phẩm cho khách hàng mới và nhận phần thưởng khi giới thiệu thành công. Hình thứ này đang nhận lại hiệu quả rất cao đặc biệt là các ngân hàng số.
  • KOL (Key Online Leaders) được hiểu là các doanh nghiệp sẽ hợp tác với những người có tầm ảnh hưởng trên một lĩnh vực cụ thể trên mạng xã hội. Nhằm tạo sự uy tín cho thương hiệu đồng thời tăng khả năng tiếp cận của khách hàng đến với sản phẩm.
  • KOC (Key Opinion Consumers) được hiểu là những khách hàng có tầm ảnh hưởng nhất định trên thị trường. KOC có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định của khách hàng. Liệu họ có mua hàng hay không? Nhờ những chia sẻ khách quan và kiến ​​thức chuyên môn đáng tin cậy đến từ các KOC khi đã tìm hiểu và trải nghiệm qua sản phẩm.

3.5. Omnichannel – Bán hàng đa kênh

xu huong thuong mai dien tu trong tuong lai

Omnichannel là mô hình tiếp cận đa kênh (mạng xã hội, nền tảng thương mại điện tử, trang web thương mại điện tử,…) nhằm tạo ra trải nghiệm mua sắm linh hoạt và tiện lợi cho khách hàng. Bạn có thể mua sản phẩm này của chính công ty này trên Tiktok, Shopee, Tiki, Website hay bất kỳ một kênh Thương mại điện tử nào mà bạn cảm thấy thuận tiện và dễ sử dụng nhất. Đây là hình thức mà các doanh nghiệp lớn đang đẩy mạnh triển khai để tạo thuận lợi nhất cho khách hàng.

3.6. Social Commerce – Thương mại xã hội

Thương mại xã hội được hiểu là hình thức thương mại kết hợp giữa Social Media (Mạng xã hội) và E Commerce (Thương mại điện tử). Hình thức này tận dụng sự thịnh hành của các trang mạng xã hội. Nhằm quảng cáo, đưa sản phẩm tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng nhất. Theo các chuyên gia giá trị của Social Commerce sẽ cán mốc 2,9 nghìn tỷ USD vào năm 2026.

3.7. Conversational Commerce – Thương mại đối thoại

Thương mại đối thoại là xu hướng Thương mại điện tử trong tương lai đang được áp dụng rất phổ biến hiện nay. Nó giúp cho người mua và người bán có thể trao đổi gián tiếp thông qua các ứng dụng nhắn tin như Facebook Messenger, Zalo, Instagram,.. Nhằm giúp cho người mau hiểu thêm sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời giúp người bán có thể giải đáp mọi thắc mắc đến từ khách hàng.

Theo báo cáo từ Decision Lab và Facebook, hiện tại trên thế giới thì có khoảng 53% người tiêu dùng đến từ thị trường thương mại đối thoại. Đứng đầu vẫn là Facebook Messenger – kênh thương mại đối thoại phổ biến nhất. Tiếp sau đó là các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Tiki rồi đến Instagram, Livestream.

=>> Xem thêm: Lợi ích và hạn chế của Thương mại điện tử

4. Nên học Thương mại điện tử ở đâu?

xu huong thuong mai dien tu trong tuong lai

Việc lựa chọn đơn vị đào tạo đủ uy tín và chất lượng cũng đang là một vấn đề rất đáng lo ngại. Khi hiện nay, có rất nhiều đơn vị đào tạo quá chú trọng vào số lượng mà bỏ quên chất lượng. Điều này khiến cho đầu ra sinh viên không đáp ứng với nhu cầu của nhà tuyển dụng dẫn đến tình trạng thiếu việc làm.

Đào tạo từ xa áp dụng hình thức học tập Online 100%. Sinh viên không cần đến trường nhưng vẫn được học tập và trao đổi với giảng viên thông qua các thiết bị điện tử có kết nối với Internet. Thời gian học tập linh hoạt có thể giúp bạn vừa đi học vừa đi làm để tìm kiếm kinh nghiệm ngay từ rất sớm.

Trung tâm đào tạo từ xa – Đại học Thái Nguyên đào tạo và giảng dạy theo chuẩn chương trình do bộ GD&ĐT đề ra. Nơi đây đã được nhiều chuyên gia và các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao về chuẩn chất lượng đầu ra.

Với nguồn học liệu phong phú và đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao có nhiều năm kinh nghiệm. Trung tâm đào tạo từ xa – Đại học Thái Nguyên đang là sự lựa chọn của hàng nghìn sinh viên có niềm đam mê với ngành Thương mại điện tử.

Bài viết trên cập nhật cho bạn những xu hướng Thương mại điện tử trong tương lai. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về các khía cạnh của Thương mại điện tử.

=>> Xem thêm: Ngành thương mại điện tử có dễ xin việc

Nguồn: congthuong.vn, vneconomy.vn, subiz.com.vn, magenest.com


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

Các ngành đào tạo

Mạng xã hội

FanpageYoutubeTiktok

Liên hệ trực tiếp

Đăng ký tư vấn

Loading...

Đăng ký nhận tư vấn

Thông tin liên hệ

Văn phòng tuyển sinh:
  • Hà Nội: Số 116 Trần Vĩ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: Số 91 Ký Con, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0914709118Email: daihoctructuyen@tnu.edu.vnGroup Facebook: daihocthainguyen - elearningFanpage: daihocthainguyen - elearning

Hợp tác tuyển sinh

Tìm đối tác

Mạng xã hội

FacebookTiktok

© 2023 Copyright by IT AUM