0914709118daihoctructuyen@tnu.edu.vn

5 xu hướng Digital Marketing 2021

14:08 29/08/2021

Trong hai năm vừa qua, bùng nổ của đại dịch Covid-19 đã góp phần gây ra những biến chuyển mạnh mẽ tới tình hình kinh tế xã hội của thế giới, và kéo theo đó là sự thay đổi thói quen và hành vi của người tiêu dùng kéo theo sự trỗi dậy của hình thức mua sắm trực tuyến.

Câu hỏi là 2021 này, sẽ có những xu hướng digital marketing mới nào mà marketer hoặc sinh viên ngành marketing nên đón nhận để có được sự chuẩn bị tốt cho tương lai của mình? Hãy cùng Đại học Thái Nguyên tìm hiểu 5 xu hướng sau được mong chờ sẽ trỗi dậy của Digital Marketing dự báo bởi chuyên gia đến từ Google nhé!

1. Tăng trưởng nóng của hình thức video trực tuyến

video trực tuyến

 

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, người tiêu dùng buộc dành nhiều thời gian ở nhà hơn trước. Khi ở nhà, họ xem video trực tuyến giúp cập nhật thông tin, giải trí và kết nối với thế giới bên ngoài. Dự đoán tới năm 2022, hơn 80% lượng truy cập internet nguồn đến từ nguồn video trực tuyến. Xu hướng xem video cũng được dự đoán sẽ bùng nổ bởi sự gia tăng toàn cầu trong thời điểm mọi người đa số sử dụng các phương tiện kỹ thuật số khi thời điểm dịch bệnh bùng phát và phát tán.

Xu hướng này cũng bao gồm cả việc xem nội dung với màn hình lớn như TV. Thời gian xem video trực tuyến đã tăng vọt trong thời gian qua, lượt xem YouTube trên TV tăng hơn 80% so với cùng kỳ quý 1 năm 2020. Sự chuyển dịch đồng thời mở ra cơ hội cho các thương hiệu mang tính kết nối với người tiêu dùng theo cách thức sáng tạo và mới mẻ. 

Xem thêm:

Học trái ngành Marketing có thành công được không ?

Tầm quan trọng của Digital Marketing năm 2021

2. Tiêu dùng và bảo vệ môi trường

bao ve moi truong

Đại dịch xuất hiện đã làm thay đổi nhu cầu của khách hàng đối với phong cách tiêu dùng lâu dài có ảnh hưởng tới môi trường. Hiện nay người tiêu dùng cân nhắc nhiều hơn đến yếu tố bảo vệ môi trường với từng quyết định mua hàng của mình.

Google Trends chỉ ra rằng với hạng mục “thực phẩm”, người tiêu dùng mang xu hướng tìm kiếm những từ khóa “bền vững” (sustainable), “thực phẩm của địa phương” (local food) và “ăn chay” (veganism) nhiều hơn những từ khóa thông thường. 

Khách hàng yêu cầu nhiều hơn việc các thương hiệu có thể chứng minh được trách nhiệm kèm theo tính minh bạch thông với những hành động cụ thể trong dịch vụ của mình. Nghiên cứu về thời trang có yếu tố bảo vệ môi trường của Google vào 2020 chỉ ra rằng việc tạo lập và truyền đạt những thuộc tính bảo vệ môi trường bền vững có hiệu ứng lan tỏa với cộng đồng.

Có thể hiểu rằng, các cam kết bảo vệ môi trường của doanh nghiệp ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng, làm tăng thêm chất lượng và giá trị của sản phẩm với những thời điểm khách hàng ra quyết định then chốt. Trong ngành công nghệ, CEO Sundar Pichai cam kết năng lượng cung cấp bởi trung tâm dữ liệu của Google sẽ hoàn toàn không xả thải cacbon vào năm 2030. 

Các thương hiệu đi đầu đang thay đổi và đang tích cực tìm kiếm giải pháp nâng cao trách nhiệm với môi trường, việc bảo vệ môi trường được thông qua các chương trình hợp tác, sáng kiến toàn ngành, được sử dụng với phương thức sản xuất và tái chế mới. Trách nhiệm của Marketing cũng được yêu cầu truyền tải tính minh bạch của doanh nghiệp.

3. Phát triển kinh doanh nhờ ứng dụng di động

app dien thoai

Sau Hậu Covid lần 1 năm 2020, tới 30% khách hàng tin rằng trải nghiệm mua sắm sẽ không bao giờ trở về như trước. Điều này cực kỳ quan trọng đối với các nhà bán lẻ trong việc nắm bắt cơ hội phát triển ứng dụng mua sắm.

Đặc biệt, trong nửa đầu năm 2020, thời gian người tiêu dùng sử dụng các thiết bị di động đã lên tới 1,6 nghìn tỷ giờ đồng hồ. Đến quý ba năm 2020, số lượt sử dụng các ứng dụng cũng tăng 25% so với cùng kỳ 2019, với hơn 180 tỷ giờ mỗi tháng. Điều này là một dấu nhấn, khẳng định vị thế của ứng dụng trên điện thoại, từ giao đồ ăn trực tuyến, trò chơi điện tử, học trực tuyến, các ứng dụng giải trí và mua sắm trong năm 2021.

Hành động tải ứng dụng thường xuyên cũng là một dấu hiệu cho thấy sự quan tâm của người tiêu dùng đối với thương hiệu đang trên đà tăng lên. Những đối tượng tiềm năng này sẽ trở thành khách hàng trung thành. Xu hướng này sẽ tiếp tục bùng nổ vào cuối năm 2021 và những năm tiếp theo, các doanh nghiệp nên ưu tiên xây dựng chiến lược cho ứng dụng và kèm theo đó là đảm bảo đó là một kênh cung cấp thêm giá trị cho khách hàng. 

4. Sự lên ngôi của Marketing Automation

marketing automation

Hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể trong vài năm trở lại đây. Để trở nên linh hoạt và có thể đáp ứng được nhu cầu, các thương hiệu giờ đây cố gắng tìm cách tự động hóa dịch vụ được cung cấp. Với tự động hóa Marketing, phương thức này có thể giúp thương hiệu vận hành hiệu quả hơn thông qua chức năng tự động hoạt động, quản lý các đơn hàng theo chu kỳ nhất định hoặc tối ưu hóa hình thức chatbot tự động trong dịch vụ khách hàng. 

Thương hiệu những năm tiếp theo nên chú ý đến các quy tắc xã hội, và đặc biệt là việc tôn trọng dữ liệu cá nhân người dùng. Mối quan hệ với thương hiệu và khách hàng được xây dựng dựa trên niềm tin, khi đã có niềm tin khách hàng sẽ cởi mở hơn trong việc chia sẻ thông tin cá nhân, khi đó các dịch vụ tự động hóa có thể áp dụng hoàn toàn hiệu quả. 

5. Trang Web doanh nghiệp giảm thiểu sử dụng cookie

Khái niệm cookie:  Cookie giúp trải nghiệm trực tuyến dễ dàng hơn theo cách lưu thông tin duyệt web. Ví dụ bạn đăng nhập Facebook, trang web sẽ tự động lưu cookie, những lần sau khi bạn vào trang web cookie sẽ giúp bạn tự động đăng nhập mà không cần nhập lại thông tin.

 

cookie

 

Việc đo lường trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đo lường marketing dựa trên hiệu suất (performance marketing). Đặc biệt hơn, việc đo lường trực tuyến thành công một phần dựa vào hệ thống cookie “lưu lại thông tin về những gì xảy ra với một người nhấp vào quảng cáo”. 

Cuối năm 2021 đầu 2022, việc đo lường vẫn sẽ tiếp tục tập trung theo yếu tố sáng tạo và ưu tiên quyền riêng tư của người dùng. Để có thể làm được điều này, các marketer cần vận dụng phương pháp phức tạp như mô hình chuyển đổi (conversion modeling) để có thể đo lường độ thành công của các chiến dịch digital. 

Doanh nghiệp sau này cần tôn trọng lựa chọn của người dùng qua việc thu thập thông tin chuẩn và có nhiệm vụ lưu trữ chúng một cách an toàn. Việc xây dựng hệ thống an toàn vững chắc giúp doanh nghiệp vừa có thể đo lường nhiều hơn vừa sử dụng dữ liệu ít hơn một cách đáng kể

Tạm kết

Với sự xuất hiện của những xu hướng tiêu dùng mới, marketing cuối năm 2021 những năm sau sẽ còn tiếp tục chuyển mình để phù hợp với sự lên ngôi các công cụ digital marketing. Tuy nhiên, công cụ hay kĩ năng mềm dùng trong marketing chỉ là “phần nổi” của “tảng băng” lớn mang tên Marketing. Mọi công cụ hay thủ thuật được dùng marketing muốn đạt hiệu quả cao đều cần tới tư duy Digital marketing đúng đắn làm nền tảng. Khóa học Digital Marketing của Đại học Thái Nguyên sẽ trang bị cho bạn tư duy chiến lược kèm theo kế hoạch đa kênh để có thể thăng tiến trong sự nghiệp của bạn

Để được trải nghiệm học trực tuyến miễn phí ngành Digital Marketing đại học Thái Nguyên, bạn vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY hoặc qua Hotline: 0914.709.118 để được hỗ trợ nhanh nhất. 


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

Các ngành đào tạo

Mạng xã hội

FanpageYoutubeTiktok

Liên hệ trực tiếp

Đăng ký tư vấn

Loading...

Đăng ký nhận tư vấn

Thông tin liên hệ

Văn phòng tuyển sinh:
  • Hà Nội: Số 116 Trần Vĩ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: Số 91 Ký Con, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0914709118Email: daihoctructuyen@tnu.edu.vnGroup Facebook: daihocthainguyen - elearningFanpage: daihocthainguyen - elearning

Hợp tác tuyển sinh

Tìm đối tác

Mạng xã hội

FacebookTiktok

© 2023 Copyright by IT AUM