Học công nghệ thông tin cần gì và ra làm gì ?
06:37 06/08/2021Xem thêm: Kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản cho sinh viên
1. Dân công nghệ thông tin có thể làm gì ?
Nhân lực quản lí công nghệ thông tin: Gồm các chuyên gia quản lí, quản trị các cơ quan quản lí ngành, các cơ sở sản xuất − dịch vụ thông tin. Đây là đội ngũ vô cùng quan trọng tham gia trực tiếp trong việc xây dựng các chính sách phục vụ cho sự phát triển của ngành, hướng ngành công nghệ thông tin đi đúng định hướng và quyết định sự thành công của các doanh nghiệp công nghệ thông tin.
Nhân lực chuyên ngành công nghệ thông tin: gồm nhân lực phần mềm (lập trình) và nhân lực phần cứng (công nghiệp thiết kế, chế tạo, lắp ráp, bảo trì trang thiết bị sản phẩm công nghệ thông tin). Đây là nguồn nhân lực trực tiếp sáng tạo ra các sản phẩm công nghệ thông tin, trực tiếp tạo ra sự tăng trưởng cho ngành công nghệ thông tin. Nhân lực chuyên ngành công nghệ thông tin sẽ là những người trực tiếp hướng dẫn, đào tạo cho nhân lực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin
Nhân lực khoa học cơ bản: Gồm đội ngũ chuyên gia có trình độ cao trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ cơ bản có liên quan trực tiếp đến quá trình phát triển công nghệ thông tin như toán, vật lí, hoá học, khoa học vật liệu, tự động hoá… Khoa học cơ bản có vai trò là nền tảng để phát triển các ngành khoa học, công nghệ, kĩ thuật… tạo điều kiện cơ bản để sáng tạo các sản phẩm mới và đảm bảo cho sự phát triển độc lập, bền vững.
Nhân lực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin: gồm các chuyên gia, các nhà khoa học, cán bộ, công nhân kĩ thuật ở tất cả các lĩnh vực kinh tế − xã hội có sử dụng các trang thiết bị công nghệ thông tin (máy tính, hệ thống thiết bị thông tin…) như là công cụ tác nghiệp.
Khám phá:
Liệu học online có có tốt hơn là hình thức học truyền thống?
Làm sao để thành công với con đường học trực tuyến Elearning?
2. Đặc điểm của nguồn nhân lực công nghệ thông tin
Thứ nhất, bất cứ ai muốn tham gia vào sự phát triển của nền công nghệ thông tin đều phải là những người đã qua đào tạo, thậm chí rất cần có sự đào tạo chuyên sâu. Dù là công nhân kĩ thuật hay những người ứng dụng công nghệ thông tin vào trong lĩnh vực chuyên môn của mình đều phải là những người đã qua đào tạo. Trường hợp có một số người không qua đào tạo, mà bằng sự mày mò, sáng tạo của mình vẫn trở thành một người lao động tích cực trong lĩnh vực công nghệ thông tin là rất hiếm.
Thứ hai, đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, lao động trí óc chiếm tỉ lệ cao. Muốn có được một sản phẩm phần mềm hay một kiểu dáng mới cho 1 sản phẩm hay một dòng sản phẩm phần cứng mới với nhiều tính năng, công dụng nhưng giá thành lại hợp lí hơn đòi hỏi các cá nhân phải nắm bắt được những kĩ thuật nhất định như lập trình, thiết kế bản vẽ… tức là phải đầu tư hàm lượng chất xám rất cao.
Thứ ba, lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin là lao động sáng tạo của từng cá nhân. Đây là loại lao động phức tạp. Lao động càng phức tạp thì đòi hỏi con người càng phải không ngừng sáng tạo. Sự sáng tạo cá nhân với bản sắc, cá tính, phong cách riêng để không thể trộn lẫn, không thể hoà tan.
Thứ tư, nhân lực công nghệ thông tin là những con người cần có nhiều kiến thức, sự hiểu biết về các ngành khoa học khác và hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Họ cần có những kĩ năng cơ bản như là: kĩ năng ngoại ngữ, kĩ năng mềm, kĩ năng tư duy và làm việc độc lập.
3. Các kỹ năng bổ xung dân công nghệ thông tin cần có
Kĩ năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Đây là kĩ năng buộc phải có vì phần lớn tài liệu, văn bản hướng dẫn, kĩ thuật, công nghệ, nội dung các môn học, phần mềm về công nghệ thông tin − truyền thông và các công việc thực tế đa số sử dụng tiếng Anh. Hơn nữa, trong trao đổi với khách hàng, đối tác quốc tế trong ngành, tiếng Anh cũng được sử dụng thường xuyên.
Kĩ năng mềm: gồm kĩ năng trình bày (kĩ năng trình bày văn bản, kĩ năng thảo luận, kĩ năng seminar, kĩ năng giao tiếp), kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng cập nhật công nghệ. Kĩ năng tư duy và làm việc độc lập: các kĩ sư công nghệ thông tin cần giỏi về tư duy logic, làm việc độc lập.
Bên cạnh tư duy logic và làm việc độc lập, nhân lực công nghệ thông tin cần phải có tư duy tổng thể, tư duy kinh doanh và tư duy dịch vụ khách hàng. Một chuyên gia công nghệ thông tin thuần tuý mà muốn có một sản phẩm phần mềm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, bên cạnh những kĩ thuật công nghệ thông tin nhất định, anh ta sẽ phải tìm hiểu rất nhiều về lĩnh vực tài chính ngân hàng, về thị trường, về marketing, về các ưu, nhược điểm của các phần mềm khác đã có trong lĩnh vực này. Nếu không, sản phẩm của anh ta sẽ lạc hậu hoặc sẽ rất khó sử dụng, sẽ không được các đối tác ngân hàng tin dùng.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về ngành công nghệ thông tin của Đại Học Thái nguyên tại đây. Nếu bạn có nhu cầu đăng ký học ngành công nghệ thông tin có thể liên hệ qua hotline: 0914.709.118 để được tư vấn nhanh nhất.