0914709118daihoctructuyen@tnu.edu.vn

Nguồn vốn nhân lực Việt Nam vượt mặt Trung Quốc và các nước trong khu vực trong thời kỳ Covid

07:08 28/07/2021

Các nghiên cứu lý thuyết gần đây cho ra kết quả :“Vốn nhân lực bằng một cách trực tiếp ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng kinh tế quốc gia”. Điều này làm cho vốn nhân lực trở thành một trong những vấn đề được thảo luận nhiều nhất trong lĩnh vực kinh tế. Khám phá xem nguồn nhân lực là gì và nguồn nhân lực của Việt Nam đang đứng thứ bao nhiêu trên thế giới tại bài viết này

Đọc thêm: Vì sao vốn nhân lực Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực?

1. Nguồn vốn nhân lực, và chỉ số vốn nhân lực là gì?

Nguồn vốn nhân lực được gọi là Human Captian, nguồn vốn nhân lực bao gồm kiến thức, kỹ năng, sức khỏe được tích lũy dưới mỗi cá nhân trong xã hội. Sức khỏe con người và giáo dục của họ là những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn vốn nhân lực. Khi nguồn vốn nhân lực được đánh giá càng cao, đồng nghĩa mức lương cũng tăng lên, quốc gia có năng suất lao động cao hơn và khả năng phát triển kinh tế nhanh là điều dễ thấy được. Đây được coi là một bánh lái cho chuyến xe tăng trưởng bền vững và giảm đói nghèo.

Chỉ số vốn nhân lực HCI (Human Capital Index): là một tiêu chuẩn toàn cầu đo lường nguồn vốn nhân lực các quốc gia trên toàn thế giới. Đo lường nguồn nhân lực từ khi một đứa trẻ chào đời đến khi trở thành một công dân có thể làm việc ở tuổi 18. HCI cao đồng nghĩa sức khỏe cộng đồng cao và khả năng giáo dục quốc gia thích hợp với người lao động thế hệ tiếp theo.

Khám phá: Kế hoạch dạy học trực tuyến dài hạn với bậc đại học

2. Vị trí xếp hạng nguồn vốn nhân lực Việt Nam trên thế giới

Chỉ số vốn nhân lực năm 2020 bao gồm dữ liệu từ trước đến tháng 3/2020 của 174 quốc gia, chiếm 98% dân số trên thế giới, cung cấp điểm số tình hình sức khoẻ và giáo dục trẻ em tại 174 quốc gia độc lập.

Bảng số liệu chỉ số vốn nhân lực

 

Ngày 16/9, World Bank công bố chỉ số nhân lực được khảo sát tại 174 quốc gia trên thế giới. Trong đó, chỉ số của Việt Nam tăng từ 0,66 tới 0,69.

Theo nghiên cứu, 98/100 trẻ em sinh ra phát triển tự nhiên và sống được trên 5 tuổi, Tuổi trung bình trẻ em đi học là 4 tuổi và mất 12,9 năm để hoàn thành giai đoạn học tập lúc 18 tuổi. Chỉ số nhân lực của Việt Nam nằm ở mức trên trung bình và đang sắp đạt mức cao là 0,7.

So với các nước trong khu vực, chúng ta cao hơn Trung Quốc (0,64), Malaysia (0,60), Thái Lan (0,60) và Philippines (0,5). So với các quốc gia như Mỹ (0,71) và Ý (0,73) chúng ta chỉ thua kém một chút so với những cường quốc này. Như vậy, thấy được tiềm năng phát triển kinh tế của chúng ta là rất lớn với thế hệ bắt đầu lao động 2020 trở đi.

Trước đại dịch, hầu hết các quốc gia đã có khả năng vững vàng vượt qua đại dịch, những bước tiến này khẳng định khả năng đáp ứng y tế tại các quốc gia là rất cao. Trong đó, những bước tiến lớn nhất được ghi nhận tại những quốc gia đang phát triển như Việt Nam và Malaysia.

Đại dịch gây rủi ro đối với thành tựu xây dựng nguồn nhân lực của cả thập kỷ, bao gồm những cải thiện về sức khỏe, tỷ lệ sống sót, tỷ lệ đi học và giảm thấp còi. Tác động kinh tế của đại dịch đặc biệt mạnh mẽ đối với phụ nữ và những gia đình khó khăn nhất, khiến nhiều người dễ rơi vào cảnh không còn cái ăn và đói nghèo. Nhưng đến tháng 3/2020 mức HCI của Việt Nam vẫn ở mức cao, chứng tỏ nguồn nhân lực được hoàn toàn đảm bảo qua đại dịch lần thứ nhất.

Bảo vệ và đầu tư kĩ năng, sức khỏe cho con người có vai trò sống còn khi các quốc gia nỗ lực thiết lập nền tảng cho phục hồi và tăng trưởng bền vững và bao trùm trong tương lai.

Xem thêm: Covid ảnh hưởng thế nào đến con đường nghề nghiệp của bạn trong tương lai ?

3. Bảo vệ thiếu hụt tri thức trong học tập

Bảo vệ sự thiếu hụt trong học tập

Đi cùng việc nâng cao đầu tư dài hạn cho y tế, học tập và kỹ năng công dân cũng là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Việc đóng cửa trường học, kèm theo nền kinh tế bị tạm dừng trong đại dịch dẫn tới lượng kiến thức và kỹ năng trang bị cho thế hệ sau này bị tạm ngưng. Chiến lược để bảo vệ sự mất mát trong ngắn hạn này là yêu cầu thiết kế lại các giao thức học tập, đảm bảo việc học tập trở lại bình thường cho học sinh, sinh viên.

Tối thiểu cần những biện pháp thực thi tạm thời cho việc duy trì học tập, cung cấp đầy đủ trang bị học tập cho cá nhân. Đặc biệt với những khu vực còn thiếu thốn, vừa phải đảm bảo giãn cách xã hội được tổ chức và cũng cần đảm bảo học tập không bị gián đoạn.

Cải cách sâu hơn yêu cầu việc theo dõi hoạt động học tập của học sinh, sinh viên, đảm bảo cách thức học tập phù hợp cho từng giai đoạn đặc biệt của tuổi học tập:

  • Giai đoạn trẻ mới bắt đầu đi học
  • Giai đoạn tiếp thu kiến thức cơ bản
  • Giai đoạn giáo dục đại học

Để đạt được điều đó, giáo viên cần được chuẩn bị kỹ càng, công cụ học tập cần được chọn lọc và khả năng quản lý của nhà trường cũng cần phải nâng cao.

Trong những nỗ lực gần đây của các quốc gia trên thế giới, phương án học trực tuyến được ưu tiên hàng đầu vì tính tiện ích và khả thi của phương pháp học này. Phương pháp học trực tuyến có thể dễ dàng quản lý người học, tính linh động sẵn có của internet có khả cung cấp bài học tới hầu hết các bộ phận người học trên toàn lãnh thổ quốc gia.

Vốn con người nhấn mạnh vào kiến thức và kỹ năng mà một người đạt được thông qua các hoạt động đào tạo và quá trình tích lũy, chẳng hạn như thông qua các loại hình đào tạo bắt buộc, đào tạo sau trung học, đào tạo nghề. Để tăng cường vốn con người, và khả năng học tập của từng cá nhân trong thời Covid, học trực tuyến là phương pháp phổ biến và được ưu tiên hàng đầu.

Nếu bạn quan tâm tới các học tập trực tuyến của Đại học Thái Nguyên, hãy đăng ký nhận tư vấn về thời gian đào tạo, học phí toàn khóa cùng lộ trình học “NHANH NHẤT” chỉ từ 1,5 năm tại đây


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

Các ngành đào tạo

Mạng xã hội

FanpageYoutubeTiktok

Liên hệ trực tiếp

Đăng ký tư vấn

Loading...

Đăng ký nhận tư vấn

Thông tin liên hệ

Văn phòng tuyển sinh:
  • Hà Nội: Số 116 Trần Vĩ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: Số 91 Ký Con, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0914709118Email: daihoctructuyen@tnu.edu.vnGroup Facebook: daihocthainguyen - elearningFanpage: daihocthainguyen - elearning

Hợp tác tuyển sinh

Tìm đối tác

Mạng xã hội

FacebookTiktok

© 2023 Copyright by IT AUM