0914709118daihoctructuyen@tnu.edu.vn

Vì sao nguồn vốn nhân lực Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực

07:49 28/07/2021

Những thành công của Việt Nam trong tiếp cận giáo dục phổ thông và nâng cao kết quả học tập đã để lại ấn tượng với các nhà hoạch định chính sách giáo dục trên toàn thế giới. Dù mức độ phát triển của kinh tế đất nước còn thấp, nguồn nhân lực Việt Nam vẫn rất cao, học sinh Việt Nam nhìn chung vẫn vượt trội so với học sinh các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA). Bí quyết đằng sau thành công này là gì?

Xem thêm: Nguồn vốn nhân lực Việt Nam vượt mặt Trung Quốc và các nước trong khu vực trong thời kỳ Covid

1. Thuật ngữ nguồn vốn nhân lực

Nguồn vốn nhân lực được gọi là Human Captian, nguồn vốn nhân lực bao gồm kiến thức, kỹ năng, mức độ sức khỏe tích lũy ở mỗi cá nhân trong xã hội. Sức khỏe con người và giáo dục của họ là những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn vốn nhân lực. Khi nguồn vốn nhân lực được đánh giá càng cao, đồng nghĩa mức lương cũng tăng lên, quốc gia có năng suất lao động cao hơn và khả năng phát triển kinh tế nhanh là điều dễ thấy được. Đây được coi là một bánh lái cho chuyến xe tăng trưởng bền vững và giảm đói nghèo.

Khám phá: Kế hoạch dạy học trực tuyến dài hạn với bậc đại học

2. Chỉ số vốn nhân lực Việt Nam 2020 và điểm Pisa 2015

Chỉ số nguồn vốn nhân lực Việt Nam 2020Điểm Pisa 2015

Dù mức độ phát triển của kinh tế đất nước còn thấp (với GDP bình quân đầu người 2.170 USD vào năm 2016), Việt Nam nhìn chung vẫn vượt trội so với các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế trong Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA).

Năm 2012, trong lần tham gia đánh giá đầu tiên, học sinh Việt Nam xếp thứ 8 về Khoa học, thứ 17 về Toán và thứ 19 về Đọc trong số 65 quốc gia. Ba năm sau,

Theo kết quả PISA năm 2015, Việt Nam đứng thứ 8 về Khoa học, thứ 22 về Toán, thứ 32 về Đọc hiểu trong số 72 quốc gia tham gia đánh giá. Điểm trung bình của Việt Nam về Khoa học cao hơn 32 điểm so với mức trung bình của nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.

Mặc dù tỷ lệ học sinh tuổi 15 thấp có thể là một nguyên nhân khiến điểm trung bình quốc gia tăng lên nhưng Việt Nam vẫn là một ngoại lệ xuất sắc nếu xét về GDP bình quân đầu người khi tính đến tỷ lệ nhập học thấp.

3. Yếu tố thành công của giáo dục Việt Nam

3.1 Cam kết mạnh mẽ và liên tục của Chính phủ với công cuộc phát triển giáo dục

Cam kết mạnh mẽ và liên tục của Chính phủ với công cuộc phát triển giáo dục

Tinh thần đề cao giáo dục của xã hội đã được chuyển thành những hành động cụ thể. Để đảm bảo đầu vào cơ bản cho các trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã xây dựng và triển khai hệ thống tiêu chuẩn tối thiểu đối với cơ sở vật chất, tổ chức và quản lý trường học, tài liệu giảng dạy và hỗ trợ giáo viên, cũng như hoạt động phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường cho các trường tiểu học thông qua chương trình Mức chất lượng tối thiểu. Qua thời gian, chương trình đã được sử dụng để xây dựng chỉ số đầu vào, không chỉ phục vụ cho việc theo dõi tiến trình mà còn để đánh giá liệu đầu vào có dẫn đến kết quả học tập mong muốn hay không.

3.2 Ưu tiên đầu tư công cho giáo dục phổ thông và tiếp cận công bằng

Việt Nam luôn là quốc gia chi tiêu cao cho giáo dục và luôn ưu tiên đầu tư vào giáo dục tiểu học và giáo dục cơ bản. Chính sách đầu tư này đã phát huy hiệu quả khi tỷ suất sinh lợi của việc đi học ở Việt Nam cao hơn so với hầu hết các nước trong khu vực.

Năm 2002, chính phủ chi 3,9% GDP cho giáo dục và đến năm 2014 đã là 6,3%. Trong năm 2012, 14,3% tổng chi tiêu giáo dục được phân bổ cho cấp mầm non và 50,4% cho giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Ngay cả khi chính phủ phải đối mặt với thâm hụt ngân sách nghiêm trọng hồi giữa những năm 1980 và phải bắt đầu đưa ra chính sách thu học phí thì giáo dục tiểu học vẫn được cung cấp hoàn toàn miễn phí.

Chính phủ đã ban hành chính sách phổ cập giáo dục ban đầu bắt buộc 5 năm vào năm 1991 và sau đó đến năm 2000 đã được thực hiện thành công. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng bắt đầu tăng thời lượng dành cho giáo dục tiểu học từ học nửa ngày lên học cả ngày trong năm 2008. Tính đến năm 2016, 74% các trường tiểu học áp dụng chế độ học cả ngày. Năm 2013, chính phủ quyết định mở rộng phạm vi phổ cập giáo dục bắt buộc thành 9 năm (thêm 3 năm trung học cơ sở) sau năm 2020.

3.3 Các hộ gia đình sẵn sàng đầu tư cho giáo dục

Tỷ trọng chi tiêu công lớn của chính phủ dành cho giáo dục không có nghĩa là chi tiêu tư nhân cho lĩnh vực này ở Việt Nam thấp. Các gia đình Việt Nam dành tỷ lệ lớn tổng chi tiêu cho giáo dục, ngay từ các cấp giáo dục phổ thông, cao hơn mức trung bình của OECD và một số quốc gia tương đương không thuộc OECD. Bảng 3 so sánh chi tiêu công cho mỗi học sinh và chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục theo từng bậc học. Tỷ lệ chi tiêu hộ gia đình cao nhất là cho trung học phổ thông ở mức 34% và thấp nhất cho tiểu học ở mức 17%. Tỷ lệ chi tiêu hộ gia đình cao cho giáo dục cho thấy ưu tiên của các gia đình Việt Nam dành cho giáo dục.

Mức đầu tư cho học tập

Tỉ lệ đầu tư vào học tập cho con em của các gia đình làm tăng chỉ số vốn nhân lực 2020. Nguồn nhân lực có kinh nhiệm và kiến thức của Việt Nam được nâng cao giúp gia tăng khả năng thu nhập của các cá nhân nói riêng và xã hội nói chung, đưa bánh xe kinh tế đất nước ngày một đi lên.

3.4 Thu hút và hỗ trợ giáo viên có trình độ

Thu hút giáo viên có trình độ

Giáo viên nhận trợ cấp và các chế độ ưu đãi khác khi làm việc tại các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, trường chuyên, trường năng khiếu. Giáo viên được yêu cầu hoàn thành chương trình bồi dưỡng thường xuyên tương đương 120 tiết mỗi năm học, kết hợp các hoạt động hợp tác và thực hành.

Giáo viên được truy cập vào kho tài liệu trực tuyến bao gồm hơn 5.000 bài giảng chất lượng được cập nhật thường xuyên. Các nhóm giáo viên cốt cán đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và giới thiệu các phương pháp giảng dạy mới.

Việt Nam có chất lượng giáo viên tương đối cao và đây là một phần lí do đằng sau kết quả học tập ấn tượng. Các trường học không có tình trạng giáo viên bỏ tiết dạy phổ biến như nhiều quốc gia có mức độ phát triển kinh tế tương đương. Phân tích chuyên sâu về PISA 2015 của Ngân hàng Thế giới năm 2017 cho thấy chất lượng giáo viên là yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào kết quả học tập tốt hơn ở Việt Nam.

Các giáo viên bậc đại học đạt trình độ rất cao, được đào tạo nhiều năm, kiến thức rộng và phương pháp giảng dạy tốt đóng vai trò quan trọng, đảm bảo kiến thức, kỹ năng cho khối sinh viên theo học.

Dù đã có những thành tựu nổi bật và kết quả học tập cao hiện nay, hệ thống giáo dục của Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn để nâng cao trình độ học vấn và phương châm học tập suốt đời, để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có kiến thức và kỹ năng phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Học tập đại học là bước nền đẩy mạnh kiến thức và kỹ năng cho sinh viên, vì vậy các cá nhân hay tập thể cần có sự đầu tư lớn hơn giúp sinh viên tối đa hóa khả năng làm việc khi ra trường.

Vốn con người nhấn mạnh vào kiến thức và kỹ năng mà một người đạt được thông qua các hoạt động đào tạo và quá trình tích lũy, chẳng hạn như thông qua các loại hình đào tạo bắt buộc, đào tạo sau trung học, đào tạo nghề. Để tăng cường vốn con người, và khả năng học tập của từng cá nhân trong thời Covid, học trực tuyến là phương pháp phổ biến và được ưu tiên hàng đầu.

Đại học Thái Nguyên có chất lượng giảng dạy trực tuyến cực cao và hiệu quả .Nếu bạn quan tâm tới các học tập trực tuyến của Đại học Thái Nguyên, hãy đăng ký nhận tư vấn về thời gian đào tạo, học phí toàn khóa cùng lộ trình học “NHANH NHẤT” chỉ từ 1,5 năm tại đây


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

Các ngành đào tạo

Mạng xã hội

FanpageYoutubeTiktok

Liên hệ trực tiếp

Đăng ký tư vấn

Loading...

Đăng ký nhận tư vấn

Thông tin liên hệ

Văn phòng tuyển sinh:
  • Hà Nội: Số 116 Trần Vĩ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: Số 91 Ký Con, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0914709118Email: daihoctructuyen@tnu.edu.vnGroup Facebook: daihocthainguyen - elearningFanpage: daihocthainguyen - elearning

Hợp tác tuyển sinh

Tìm đối tác

Mạng xã hội

FacebookTiktok

© 2023 Copyright by IT AUM