0914709118daihoctructuyen@tnu.edu.vn

Thương mại điện tử ra trường làm gì?

22:41 10/06/2021

Thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực đang hot nhất hiện nay. Vậy Thương mại điện tử là gì? Học Thương mại điện tử ra trường làm gì?

Ngành thương mại điện tử toàn cầu rất rộng lớn. Năm 2019, giá trị doanh số thương mại điện tử trên toàn thế giới đạt 3,535 nghìn tỷ đô la . Vâng, nghìn tỷ… với chữ ‘T’ to đùng. Quy mô của lĩnh vực này tăng lên hàng năm trong hơn một thập kỷ. Vậy theo học ngành thương mại điện tử ra trường làm gì? Ngành thương mại điện tử có dễ xin việc không?

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử (e-commerce) là quá trình mua và bán sản phẩm hoặc dịch vụ, thực hiện chuyển tiền và truyền dữ liệu qua một phương tiện điện tử (Internet). Mạng lưới này cho phép mọi người kinh doanh mà không bị ràng buộc về khoảng cách và thời gian.

Một số loại hình kinh doanh thương mại điện tử được yêu thích nhất bao gồm: 

  • Doanh nghiệp B2B
  • Doanh nghiệp B2C
  • Tiếp thị liên kết (Affiliate)
  • Tiếp thị Google Adwords
  • Bán đấu giá trực tuyến
  • Tiếp thị web

Học ngành Thương mại điện tử ra trường làm gì?

Khi lĩnh vực này phát triển, cơ hội việc làm ngành thương mại điện tử cũng tăng theo. Sau đây chỉ là ví dụ về các loại công việc thương mại điện tử đang chờ bạn nắm bắt.

1. Các công việc cấp độ đầu trong thương mại điện tử

Cũng như nhiều ngành, những người mới tham lĩnh vực thương mại điện tử có thể phải bắt đầu với một công việc ở cấp độ dễ. Tuy nhiên, không giống như các lĩnh vực khác, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều loại tin tuyển dụng từ các doanh nghiệp thương mại điện tử.

Thực tập sinh thương mại điện tử

Thực tập (Internships)

Thực tập là một cách tuyệt vời để đặt chân vào cánh cửa của bất kỳ tổ chức nào. Một doanh nghiệp thương mại điện tử không phải là ngoại lệ. Thực tập giúp cho các bạn sinh viên có thể chứng minh khả năng của mình cho công ty mà không cần nhiều kinh nghiệm.

Chăm sóc khách hàng (Customer service representative) 

Không có công ty thương mại điện tử nào có thể phát triển mạnh nếu không có những nhân viên này. Họ là những nhân viên tuyến đầu xử lý các đơn đặt hàng và trả lời các câu hỏi của khách hàng. Thông thường, họ cũng có thể giải quyết việc bán hàng qua điện thoại.

Chuyên viên marketing (Marketing specialist)

Tiếp thị là một phần thiết yếu của thương mại điện tử. Các chuyên viên tiếp thị giúp doanh nghiệp theo dõi và hiểu được các xu hướng thịnh hành của thị trường. Họ đảm bảo rằng các sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi phải phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng .

Người viết nội dung SEO (SEO content writer)

Những nhân viên này chịu trách nhiệm tối ưu hóa tất cả nội dung bằng văn bản trên các trang web thương mại điện tử. Họ sử dụng các nền tảng như Google Analytics để theo dõi và cải thiện hiệu suất của sản phẩm, danh mục và các trang khác. Họ cũng có thể tham gia vào việc xây dựng liên kết.

Nhân viên kho (Warehouse personnel)

Họ chọn các mặt hàng cần thiết cho mỗi đơn đặt hàng, đóng gói chúng và đảm bảo chúng rời đi đúng giờ. Họ cập nhật hệ thống về mức độ tồn kho, đảm bảo các công ty không bán quá cao hoặc quá thấp. Tất cả các công ty thương mại điện tử – ngoại trừ những công ty chỉ dropship – sẽ có nhân viên kho hàng.

Retention specialist

Retention specialist là nghề gì? Công việc này đại loại là đảm bảo trải nghiệm của khách hàng để thu hút người mua hàng quay lại nhiều hơn. Họ có thể tạo sách điện tử về hướng dẫn sử dụng sản phẩm hoặc liên hệ với khách hàng để lấy ý kiến ​​phản hồi.

Những việc làm ở mục 1 dành đa số là dành cho sinh viên mới ra trường. Vì vậy các bạn không cần quá lo về việc học ngành thương mại điện tử ra trường làm gì bởi hiện tại nhiều công ty cũng có chương trình đào tạo cho thực tập sinh tương đối tốt. Đó chính là bàn đạp cho sự phát triển trong lĩnh vực này. 

[ KHÁM PHÁ tại sao sinh viên Việt Nam nên học TMĐT? ]

2. Công việc cần kinh nghiệm trong thương mại điện tử

Một trong những điều tuyệt vời của Thương mại điện tử là có rất nhiều cơ hội cho các ứng viên có kinh nghiệm.

Làm chuyên viên phân tích kinh doanh khi học thương mại điện tử

Thiết kế trải nghiệm người dùng (User experience designer)

Trải nghiệm người dùng là yếu tố cơ bản đối với thương mại điện tử. Chúng là sự tương tác giữa khách hàng và dịch vụ của thương hiệu – tức là trang web hoặc ứng dụng của họ. Người thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) phải đảm bảo các dịch vụ đó hoạt động tốt nhất có thể.

Một nhà thiết kế UX sẽ chịu trách nhiệm điều chỉnh trang web cho phù hợp với khán giả. Họ sẽ là người quyết định vị trí hiển thị thanh tìm kiếm và tiêu đề các tab điều hướng.

Những chuyên viên này phải hiểu tiếp thị trực tuyến, trải nghiệm khách hàng và hơn thế nữa. Đó là cách duy nhất để có được thiết kế UX phù hợp.

Chuyên viên xây dựng cộng đồng (Community builder)

Tất cả các doanh nghiệp – trong lĩnh vực thương mại điện tử – đều muốn có khách hàng trung thành. Người tiêu dùng tiếp tục quay lại để mua thêm là điều tuyệt vời để gia tăng lợi nhuận. Một cách để tăng lòng trung thành của khách hàng là xây dựng cộng đồng cho thương hiệu của bạn.

Chuyên viên xây dựng cộng đồng trong TMĐT

Nhà phát triển (Developer)

Có hai loại nhà phát triển chính làm việc cho các doanh nghiệp thương mại điện tử. Đó là những nhà phát triển trang webphần mềm. Nhà phát triển phần mềm được giao nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu hoặc ứng dụng chuyên môn.

Đây được coi là một trong những vị trí được săn đón nhiều nhất. Tuy nhiên, việc tuyển dụng được những tài năng về công nghệ luôn rất khó khăn. 

Chuyên viên công nghệ thông tin (IT Technician)

Kỹ thuật viên CNTT chịu trách nhiệm cung cấp hỗ trợ kỹ thuật quan trọng nhất. Cơ sở hạ tầng càng phức tạp thì vai trò của những người này càng quan trọng.

Phân tích kinh doanh (Business analyst)

Đây là một chức danh khác khó có thể tìm thấy ở các công ty nhỏ. Tuy nhiên, các ông lớn của thương mại điện tử chắc chắn có các nhà phân tích kinh doanh nội bộ. Công việc của họ là luôn nắm bắt được nhịp đập của hoạt động kinh doanh.

Một nhà phân tích kinh doanh sẽ phân tích dữ liệu do một công ty thương mại điện tử tạo ra. Sau đó, họ sẽ báo cáo lại cho người quản lý thương mại điện tử, người quản lý dự án và những người quan trọng khác về những gì đang hoạt động và không hoạt động.

Người thiết kế đồ họa (Graphic designer)

Có thể bạn đang ngạc nhiên khi kết quả tìm kiếm cho câu hỏi: ngành thương mại điện tử ra trường làm gì? lại là đồ họa.

Thương mại điện tử là một thị trường ngách. Hình ảnh được sử dụng trên trang web thương mại điện tử hoặc trong các tài liệu tiếp thị đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến khách hàng. Người tiêu dùng trực tuyến, xét cho cùng, không thể nhìn thấy các sản phẩm ‘bằng xương bằng thịt’.

Một nhà thiết kế đồ họa cho một doanh nghiệp thương mại điện tử xử lý những hình ảnh quan trọng đó. Một công ty xem trọng nội dung thì sẽ có nhiều nhu cầu để thuê một số nhân viên thiết kế đồ họa.

[ TIN LIÊN QUAN: Thương mại điện tử – bùng nổ việc làm tại Đông Nam Á ]

3. Các công việc quản lý trong thương mại điện tử

Ngoài ra còn có một loạt các vị trí quản lý trong thương mại điện tử. Đây là một số công việc quản lý phổ biến nhất trong thương mại điện tử.

ngành thương mại điện tử ra trường làm gì

Giám đốc chuỗi cung ứng (Supply chain manager) 

Một nhà quản lý chuỗi cung ứng phụ trách nhân viên kho của công ty họ. Trong các doanh nghiệp thương mại điện tử có ngân sách eo hẹp, chủ sở hữu có thể đảm nhận vai trò này bằng cách ủy quyền. Tuy nhiên, nhiều công ty sẽ tuyển dụng một nhà quản lý chuỗi cung ứng chuyên nghiệp.

Quản lý hoạt động kỹ thuật số (Digital operations manager)

Người quản lý hoạt động kỹ thuật số tương tự như người quản lý dự án. Tuy nhiên, trong trường hợp của họ, dự án bao gồm tất cả các hoạt động kỹ thuật số của công ty. Hãy nghĩ đến việc bảo trì trang web, SEO, tiếp thị qua email…

Giám đốc tiếp thị kỹ thuật số (Digital marketing manager)

Có một chút giao thoa trong vai trò của Quản lý hoạt động kỹ thuật số và nhà quản lý tiếp thị kỹ thuật số. Tuy nhiên, chức danh công việc này mang tính chuyên môn cao hơn.

Người quản lý tiếp thị kỹ thuật số phụ trách tất cả các hoạt động quảng bá trực tuyến của một thương hiệu. Họ sử dụng các công cụ như Google Analytics và quản lý nhân viên, bao gồm cả người viết nội dung SEO và người xây dựng cộng đồng.

Co hội làm quản lý tài chính thương mại điện tử

Quản lý tài chính (Financial manager)

Trong thương mại điện tử, cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác, việc quản lý tiền là rất quan trọng. Người quản lý tài chính có quyền kiểm soát đối với tài chính của công ty. Điều đó có nghĩa là họ xem xét ngân sách, chi tiêu, bảng lương….

Giám đốc thương mại điện tử (Director of ecommerce)

Giám đốc thương mại điện tử quản lý và chịu trách nhiệm tất cả các hoạt động trực tuyến của một doanh nghiệp. Các nhà quản lý khác và tất cả các nhà quản lý dự án thương mại điện tử khác đều phải báo cáo với giám đốc thương mại điện tử. Đối với những quyết định quan trọng nhất, họ sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng.

Con gái có nên học ngành thương mại điện tử không? 

Có chứ! Tại sao? Bởi vì không gian kỹ thuật số có thể mang lại cơ hội bình đẳng cho cả nam và nữ. Hơn nữa, trước những rào cản văn hóa ở một số xã hội yêu cầu phụ nữ phải ở trong nhà, thương mại điện tử cho phép phụ nữ tự do làm việc và học tập tại nhà trong khi vẫn có thể mở rộng kiến thức và kinh doanh.

Qua bài viết này của chúng tôi chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: Ngành thương mại điện tử ra trường làm gì? Hãy xây dựng kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm của bạn để khiến bạn trở thành một ứng viên không thể bị từ chối.


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

Các ngành đào tạo

Mạng xã hội

FanpageYoutubeTiktok

Liên hệ trực tiếp

Đăng ký tư vấn

Loading...

Đăng ký nhận tư vấn

Thông tin liên hệ

Văn phòng tuyển sinh:
  • Hà Nội: Số 116 Trần Vĩ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: Số 91 Ký Con, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0914709118Email: daihoctructuyen@tnu.edu.vnGroup Facebook: daihocthainguyen - elearningFanpage: daihocthainguyen - elearning

Hợp tác tuyển sinh

Tìm đối tác

Mạng xã hội

FacebookTiktok

© 2023 Copyright by IT AUM