0914709118daihoctructuyen@tnu.edu.vn

4 ưu điểm của ngành thương mại điện tử

07:54 21/09/2021

Thương mại điện tử đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta hiện nay, đặc biệt là thế hệ trẻ. Từ mua thực phẩm tươi sống đến quần áo, mỹ phẩm hay phương tiện đi lại, chỉ cần vài cú chạm là đơn hàng sẽ được gửi đến cho người mua dễ dàng và nhanh chóng. Đặc biệt là trong thời gian giãn cách đại dịch Covid-19 vừa qua, các giao dịch mua bán phần lớn là qua thương mại điện tử. Hãy cùng tìm hiểu các ưu điểm của ngành thương mại điện tử trong bài viết này.

4 ưu điểm của ngành thương mại điện tử

Thương mại điện tử có nhiều lợi thế khác nhau – từ mua hàng nhanh hơn đến khả năng tiếp cận lượng lớn khán giả 24/7.

Hãy cùng xem xét chi tiết một số lợi ích mà thương mại điện tử mang lại.

Đọc thêm: 7 sự thật và thống kê về Digital Marketing (Cập nhật 2021)

1. Khách hàng có trải nghiệm mua hàng nhanh hơn

Khách hàng có thể mua sắm từ bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào có thể chính là điểm vượt trội, ưu điểm của ngành thương mại điện tử.

Điều đó có nghĩa là người mua có thể nhận được sản phẩm họ muốn và cần nhanh hơn mà không bị hạn chế bởi giờ hoạt động của một cửa hàng truyền thống.

Ngoài ra, các công ty vận chuyển giúp giao hàng nhanh chóng cho khách hàng, thời gian trễ của việc hoàn thành đơn hàng cũng có thể được giảm thiểu (ví dụ như Shopee Express, Grab).

ưu điểm của ngành thương mại điện tử

2. Công ty có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng mới

Thương mại điện tử cũng giúp các công ty tiếp cận khách hàng toàn cầu mới dễ dàng hơn so với thương mại truyền thống. Cửa hàng thương mại điện tử không bị ràng buộc với một vị trí địa lý – nó mở và luôn sẵn sàng cho bất kỳ và tất cả khách hàng truy cập trực tuyến.

Với lợi ích của quảng cáo trên mạng xã hội và marketing qua email, các thương hiệu có tiềm năng kết nối với lượng lớn khán giả có liên quan, những người có tư tưởng sẵn sàng mua hàng.

Đọc thêm: Top 5 ngành nghề hot sau dịch Covid-19

3. Giảm chi phí vận hành

Không cần mặt tiền cửa hàng thực (và nhân viên phục vụ), các nhà bán lẻ thương mại điện tử có thể khai trương cửa hàng với chi phí vận hành tối thiểu.

Khi doanh số bán hàng tăng lên, các thương hiệu có thể dễ dàng mở rộng quy mô hoạt động của mình mà không cần phải đầu tư tài sản lớn hoặc thuê một lực lượng lao động lớn. Vấn đề quản lý nhờ đó cũng đơn giản hơn, các khâu hậu cần cũng vậy. Điều này có nghĩa là lợi nhuận tổng thể cao hơn.

Thương mại điện tử

4. Trải nghiệm của khách hàng được cá nhân hóa

Đây là một trong những điểm vượt trội, ưu điểm của ngành thương mại điện tử so với thương mại truyền thống. Với sự trợ giúp của tự động hóa và thông tin đầy đủ của khách hàng, doanh nghiệp có thể mang đến trải nghiệm trực tuyến được cá nhân hóa cao cho cơ sở khách hàng thương mại điện tử của mình.

Ví dụ: trưng bày các sản phẩm có liên quan dựa trên hành vi mua hàng trong quá khứ có thể dẫn đến giá trị đơn hàng trung bình cao hơn và khiến người mua hàng cảm thấy như cửa hàng thực sự hiểu họ với tư cách là một cá nhân.

Đọc thêm: 

Nhược điểm của ngành Thương mại điện tử

Mặc dù thương mại điện tử hiện đại ngày nay ngày càng linh hoạt nhưng nó vẫn có những nhược điểm riêng. Dưới đây là một số nhược điểm của bán lẻ thương mại điện tử. 

Thương mại điện tử

1. Hạn chế tương tác với khách hàng

Nếu không gặp trực tiếp, có thể khó hiểu mong muốn, nhu cầu và mối quan tâm của khách hàng thương mại điện tử hơn khi gặp giao tiếp trực tiếp. 70% những giao tiếp của chúng ta hàng ngày là giao tiếp phi ngôn ngữ, được truyền đạt qua ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ nét mặt.

Tuy nhiên vẫn có nhiều cách để thu thập dữ liệu này (khảo sát, tương tác với bộ phận hỗ trợ khách hàng, v.v.). Đương nhiên nó sẽ mất nhiều công sức hơn một chút so với việc nói chuyện trực tiếp với người mua hàng hàng ngày. Nhưng khả năng hệ thống và quản lý dữ liệu của công nghệ và các công cụ số đáng tin cậy hơn con người.

Đọc thêm: Digital Marketing & Marketing truyền thống: Lựa chọn nào tốt hơn?

2. Sự cố công nghệ có thể ảnh hưởng đến khả năng bán hàng

Như vừa nêu ở trên, công nghệ đóng một vai trò rất lớn trong thương mại điện tử. Nhưng nếu trang web thương mại điện tử của bạn chậm, bị hỏng hoặc không có sẵn sàng cho khách hàng, thì điều đó có nghĩa là bạn không thể bán được hàng.

Sự cố trang web và lỗi công nghệ có thể làm hỏng mối quan hệ với khách hàng và tác động tiêu cực đến lợi nhuận của bạn. Tuy nhiên trong thời đại công nghệ vô cùng phát triển như hiện nay, việc khắc phục những lỗi này thường khá đơn giản và không mất thời gian nhiều. Đặc biệt đối với thế hệ gen Y, gen Z, thương mại điện tử ở Việt Nam phải chiếm đến 70-80% trải nghiệm mua sắm của họ.

Thương mại điện tử

Đọc thêm: Sự khác biệt giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống

3. Không có khả năng kiểm tra hoặc thử

Đối với những khách hàng muốn mua một sản phẩm (đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hóa vật chất như quần áo, giày dép và các sản phẩm làm đẹp) trước khi thêm sản phẩm đó vào giỏ hàng của họ, trải nghiệm thương mại điện tử có thể bị hạn chế. Họ sẽ không thể trực tiếp sờ chất liệu hay thử sản phẩm. Tuy nhiên hiện nay nhiều cửa hàng thương mại điện tử hỗ trợ ship thử hàng, đảm bảo việc hoàn trả lại tiền hay đổi sản phẩm khi khách hàng không hài lòng với sản phẩm. Đương nhiên, nó sẽ mất chi phí và thời gian cho cả hai bên tuy nhiên với sự nghiêm ngặt của các trang thương mại điện tử như shopee hay tiki hiện nay việc khách hàng phản hồi, đánh giá trải nghiệm mua hàng là vô cùng quan trọng. Điều đấy góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và đảm bảo tính trung thực, độ uy tín của các cửa hàng.

Hi vọng bài viết đã đem đến cho bạn đọc một cái nhìn chân thực hơn về những nhược điểm cũng như ưu điểm của ngành thương mại điện tử. Tham khảo thêm ngành thương mại điện tử của Đại học trực tuyến TNU-Elearning để tìm hiểu về chương trình đào tạo và tăng cơ hội việc làm hoặc liên hệ Hotline: 0914.709.118 để được tư vấn.


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

Các ngành đào tạo

Mạng xã hội

FanpageYoutubeTiktok

Liên hệ trực tiếp

Đăng ký tư vấn

Loading...

Đăng ký nhận tư vấn

Thông tin liên hệ

Văn phòng tuyển sinh:
  • Hà Nội: Số 116 Trần Vĩ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: Số 91 Ký Con, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0914709118Email: daihoctructuyen@tnu.edu.vnGroup Facebook: daihocthainguyen - elearningFanpage: daihocthainguyen - elearning

Hợp tác tuyển sinh

Tìm đối tác

Mạng xã hội

FacebookTiktok

© 2023 Copyright by IT AUM