Học ngành Tài chính ngân hàng – Nhiều triển vọng nhưng yêu cầu cao
08:47 04/10/2021Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của các loại hình bảo hiểm, tài chính, tín dụng – các hoạt động luân chuyển tiền tệ trong kinh doanh thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính phát hành ngày càng trở nên phổ biến và không ngừng gia tăng. Thực trạng này đòi hỏi một bộ phận nhân lực am hiểu các kiến thức về tài chính, luật kinh tế và huy động vốn, tín dụng, thanh toán quốc tế. Theo khuôn khổ đào tạo của ngành tài chính ngân hàng trên cả nước ta, các kiến thức này đều nằm trong chương trình đào tạo chung.
Chính vì vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng chính là bộ phận nhân lực sẽ đáp ứng nhu cầu này của nền kinh tế. Tuy nhiên, để đáp ứng tốt những yêu cầu của nền kinh tế, các sinh viên theo học ngành này cần phải trang bị những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu trong quá trình học và trau dồi.
Học ngành tài chính ngân hàng – Cơ hội việc làm rộng mở và triển vọng phát triển cao
Tài chính ngân hàng là ngành học đào tạo người học nắm được những kiến thức và kỹ năng liên quan đến hoạt động luân chuyển tiền tệ trong kinh doanh thông qua ngân hàng (Bao gồm giao dịch, vận hàng và lưu thông dòng tiền). Ngành Tài chính ngân hàng còn chia ra thành nhiều chuyên ngành nhỏ như tài chính Thuế, tài chính doanh nghiệp, ngân hàng hay tài chính bảo hiểm. Những người theo học ngành học này có cơ hội việc làm cao trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế và thị trường chứng khoán Việt Nam đang trên đà phát triển.
Triển vọng việc làm tại các Ngân hàng
Theo thống kê Việt Nam hiện nay có 44 ngân hàng thương mại, mỗi ngân hàng lại có hơn 1000 chi nhánh phân bổ tại khắp các tỉnh thành trực thuộc trên cả nước. Agribank là ngân hàng có tổng số chi nhánh/điểm giao dịch lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam – 2233 điểm giao dịch (con số thống kê năm 2020 theo Vietnambiz). Các ngân hàng như LienVietPostBank, VietinBank, BIDV có tới hon một ngàn chi nhánh giao dịch, mỗi điểm giao dịch đều cần tối thiểu 10 nhân sự. Với tình hình như vậy, chỉ riêng lĩnh vực ngân hàng đã đòi hỏi một lượng lớn nguồn lực đến từ ngành Tài chính ngân hàng. Những sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể phụ trách các nghiệp vụ từ nhân viên giao dịch, kiểm toán, kế toán, tài chính.
Xem thêm:
- Digital Marketing & Marketing truyền thống: Lựa chọn nào tốt hơn?
- Ngành Digital Marketing học gì? Ra trường làm gì?
- Các Kỹ năng Digital Marketing cơ bản được đánh giá cao
Tốc độ IPO của doanh nghiệp Việt ngày càng tăng – mảnh đất việc làm đầy tiềm năng
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong 20 năm trở lại đây đã có những bước phát triển vượt bậc. Theo số liệu của Ủy ban chứng khoán nhà nước, số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường chứng khoán tính đến thời điểm cuối tháng 7 năm 2021 là 2146 doanh nghiệp. Số lượng công ty có vốn hóa trên 1 tỷ USD đã tăng từ con số 15 vào năm 2015 lên đến 50 trong năm 2021.
Tốc độ tăng trưởng như thế không chủ là minh chứng cho triển vọng phát triển của thị trường chứng khoán mà còn mở ra hàng loạt các cơ hội việc làm liên quan đến vận hành, giao dịch chứng khoán và cách phân tích, định giá cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp. Mà những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các nghiệp vụ này đều có ở một người tốt nghiệp ngành học tài chính ngân hàng.
Những năm 2010, bảo hiểm vẫn còn là một nhu cầu khá xa lạ đối với nhiều người và các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm vẫn còn đếm trên đầu ngón tay thì đến đầu năm 2021, do một phần ảnh hưởng của dịch bệnh đã thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về bảo hiểm…
Theo đó, người ta coi bảo hiểm là một cách đầu tư dài hạn đồng thời là một khoản đầu tư mang đến những giá trị tức thời cần thiết, đặc biệt trong khám chữa bệnh. Không chỉ thế, những nhu cầu như tiết kiệm, mua nhà, tín dụng, vay tiêu dùng dần trở nên tăng lên theo cấp số nhân.
Theo thực trạng cầu đó, nguồn cung – ở đây là các doanh nghiệp kinh doanh về bảo hiểm, tín dụng và các loại hình dịch vụ như cho vay tiêu dùng, tín dụng, tư vấn đầu tư cũng phát triển cả về mặt số lượng và quy mô. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tỷ lệ đầu tư trở lại của các doanh nghiệp bảo hiểm trong 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 512,9 nghìn tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Tại sao những thống kê này lại là dấu hiệu cho thấy triển vọng của ngành Tài Chính ngân hàng? Một thực tế rất rõ ràng rằng để người tiêu dùng có thể sử dụng được các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến tiết kiệm, đầu tư, bảo hiểm hay tín dụng một cách hiệu quả và thuận tiện nhất, các doanh nghiệp liên quan (Ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tín dụng và tư vấn tài chính, đầu tư) cần phát triển nguồn lực cả về mặt chất lượng, sự đa dạng của các loại hình dịch vụ, nguồn lực lớn để có thể đưa sản phẩm dịch vụ đến tay người tiêu dùng.
Tất cả những hoạt động này đều cần đến nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng về tài chính, đầu tư, tín dụng…cùng với các kỹ năng phân tích chuyên sâu về thị trường tài chính và đầu tư, đây đều là những kiến thức và kỹ năng mà bất cứ một sinh viên học Ngành tài chính – ngân hàng nào cũng cần phải nắm rõ.
Triển vọng của một sinh viên sau tốt nghiệp đại học ngành Tài chính ngân hàng là rất lớn tuy nhiên để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đòi hỏi người học phải có một quá trình học tập hiệu quả, chuyên tâm. Các kiến thức liên quan đến ngành học đều là những kiến thức chuyên ngành khó có thể vận dụng ngay trong đời sống hay không dễ dàng nhận thức được nếu không qua trường lớp đào tạo.
Chính vì vậy nếu người học không chuyên tâm trong quá trình học sẽ khó có thể có được những cơ hội việc làm đúng với chuyên ngành mà tận dụng được triển vọng của ngành. Cùng với đó, để có thể thành công sau khi tốt nghiệp, người học cần thành thạo và nhạy bén trong các kỹ năng phân tích, nhận định tình hình thị trường kinh tế, tài chính và trang bị cho mình những kỹ năng về ngoại ngữ.
Để được trải nghiệm học trực tuyến miễn phí ngành Tài chính ngân hàng đại học Thái Nguyên, bạn vui lòng để lại thông tin tại website này hoặc qua Hotline: 0914.709.118 để được hỗ trợ nhanh nhất.