Những yếu tố khiến học trực tuyến phát triển “thần tốc”
15:13 17/09/2021Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á, trong đó công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Điều này là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy việc học trực tuyến bùng nổ khi đại dịch Covid đến. Vậy ngoài ra, còn yếu tố nào khác khiến hình thức học này tại Việt Nam có cơ hội phát triển “thần tốc” đến vậy?
Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) phát triển chóng mặt đã tạo điều kiện thuận lợi cho hình thức học trực tuyến tại Việt Nam.
Theo ước tính của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), số lượng người kết nối với Internet trên toàn thế giới tăng từ con số 0 vào năm 1995 lên 3,15 tỷ vào năm 2015 (vượt quá 3,5 tỷ vào năm 2017). Với tốc độ tương tự, số lượng sử dụng điện thoại di động tăng hơn gấp đôi từ 2,20 tỷ năm 2005, lên 5,29 tỷ năm 2010, sau đó lên 7,18 tỷ năm 2015, đến khoảng 7,74 tỷ năm 2017. Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số đang lan rộng đến toàn Thế giới với tốc độ ngày càng nhanh. Nếu tốc độ đổi mới công nghệ này vẫn được tiếp tục duy trì, gần như 8 tỷ người trên Trái Đất sẽ có thể kết nối trực tuyến vào năm 2025.
Ở mọi cấp độ xã hội, truy cập và sử dụng Internet đã trở nên cực kỳ quan trọng không chỉ về khía cạnh công nghệ thông tin và truyền thông, mà còn về mặt phát triển toàn diện kinh tế và xã hội, bao gồm cả việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs). Internet và ICT đã bao phủ toàn xã hội và nền kinh tế từ địa phương đến toàn cầu, làm mờ ranh giới giữa hoạt động online và offline. Trong bối cảnh này, vấn đề được đặt ra không còn là những dự đoán và chuẩn bị cho quá trình số hóa và kỹ thuật hóa xã hội mà là cách khai thác lợi ích của học trực tuyếb và tạo ra niềm tin cho người tiêu dùng trên tất cả các lĩnh vực đều được kết nối mạng trong một hệ sinh thái toàn cầu phức tạp.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á cũng không nằm ngoài xu hướng toàn cầu này. Ngành công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông của đất nước bao gồm hơn 24.500 doanh nghiệp đang hoạt động, tạo ra hơn 780.000 việc làm trong năm 2016 với tổng doanh thu là 67.693 tỷ đô la Mỹ (tăng 11,49% so với so với năm 2015), dự kiến đóng góp khoảng 8 – 10% tổng GDP cả nước. Việt Nam đứng thứ 89/193 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Tổ chức Chỉ số Phát triển Chính phủ điện tử (EGDI) năm 2016, tăng 10 bậc so với năm 2015, gia nhập nhóm các nước có EGDI cao trong năm.
Chính những điều này đã mở ra cơ hội lớn cho hình thức học trực tuyến tại Việt Nam. Chưa bao giờ, nền giáo dục nước ta có bước phát triển đột phá đến thế, đặc biệt trong tình hình vô cùng khó khăn khi đất nước đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid.
Đọc thêm: Bằng học đại học từ xa có giá trị không?
Chính phủ đã lên kế hoạch từ năm 2000 để dần triển khai việc học trực tuyến tại Việt Nam.
Kể từ năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã xác định học trực tuyến là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển giáo dục và một số chính sách đã được thực hiện nhằm nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của E-learning trong nước. Với mục đích cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông của hệ thống trường học, chính phủ đã ký thỏa thuận với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Viettel cung cấp truy cập Internet miễn phí (72% trong đó là băng thông rộng) đến tất cả 29.500 trường học với hơn 26 triệu học sinh và giáo viên cả nước. Vào tháng 5 năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) và Viettel đã ký kết giai đoạn 2 với thỏa thuận sử dụng cơ sở hạ tầng đã triển khai để nâng cao Giáo dục từ xa với các hình thức công nghệ thông tin và truyền thông khác nhau như E-books, E-schools, and E-learning trong giai đoạn 2014-2020.
Tuy nhiên, việc triển khai học tập từ xa trong hệ thống học thuật ở Việt Nam vẫn chưa thực sự thành công, chủ yếu là do quá tập trung vào bề nổi và vẫn còn nhầm lẫn giữa việc thực hiện số hóa trong nội dung giáo dục trực tuyến. Chỉ khi khu vực tư nhân tham gia và phát triển ngành này, tập trung nhiều hơn vào người học và ngày càng coi giáo dục như một dịch vụ khách hàng có lợi thì thị trường E-learning ở Việt Nam mới thực sự bắt đầu bùng nổ.
Theo báo cáo của Ambient Insight – Thị trường học tập điện tử tự phát triển theo nhịp độ Châu Á – Thái Bình Dương đã xác định Việt Nam là một trong những thị trường giáo dục trực tuyến phát triển nhanh nhất trên thế giới với tốc độ tăng trưởng là 44,3% vào năm 2013 và dự báo tăng 44% cho giai đoạn 2013-2018 do được thúc đẩy bởi nhu cầu lớn về việc học ngôn ngữ và kỹ năng mới. Không những vậy, một cú hích khác đến từ ban hành Thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT của Bộ GD & ĐT về việc thay đổi quy chế văn bằng tốt nghiệp, trong đó đã chấm dứt phân biệt đối xử giữa bằng cấp chính quy và đào tạo từ xa. Học trực tuyến trở nên hấp dẫn hơn cho những ai muốn theo đuổi bằng cấp thông qua hình thức đào tạo từ xa tại Việt Nam.
Đọc thêm: Hình thức học trực tuyến từ góc nhìn của Gen Y & Gen Z
Học trực tuyến giúp hệ thống giáo dục phát triển một cách toàn diện
Để đánh giá mức độ chấp nhận của người tiêu dùng, cũng như nhận thức và quan điểm của họ đối với học trực tuyến tại Việt Nam, CUTS HRC đã thực hiện một cuộc khảo sát online lớn trong khuôn khổ từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2018. Kể từ khi khảo sát được thực hiện online, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được chọn và tất cả người trả lời vẫn ẩn danh, ngoại trừ thông tin về tuổi, giới tính, việc làm, vị trí và trình độ học vấn cao nhất đã đạt được. Những người được hỏi đều là cư dân của Việt Nam, đã tham gia các khóa học online và đạt được các bằng cấp, chứng chỉ trực tuyến hoặc đã tham gia MOOCs.
Trong các câu hỏi mang tính chủ quan, người trả lời được yêu cầu cho biết động cơ cá nhân của mình vì sao lựa chọn hình thức học E-learning cũng như trải nghiệm thực tế của họ, từ đó nhận định tình hình chung của thị trường học trực tuyến tại Việt Nam.