0914709118daihoctructuyen@tnu.edu.vn

Thị trường thương mại điện tử bùng nổ với tốc độ chóng mặt

07:09 08/10/2021

Hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) có nghĩa là tiến hành một phần hoặc toàn bộ quá trình hoạt động thương mại bằng các phương tiện điện tử được kết nối với Internet, mạng viễn thông di động hoặc mạng lưới mở khác. Vậy tại sao nó lại phát triển nhanh đến vậy tại thị trường Việt Nam? Và liệu có tồn tại thách thức gì với lĩnh vực này không?

Đọc thêm: Học Ngành thương mại điện tử liệu có dễ xin việc?

Xu hướng thị trường Thương Mại điện tử tại Việt Nam 

Sau khi gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Điều này đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả các nhà bán lẻ thương mại điện tử. Lĩnh vực này luôn được kỳ vọng sẽ sớm trở thành một phần quan trọng trong lĩnh vực thương mại của Việt Nam. Năm 2017, thị trường TMĐT  Đông Nam Á tăng trưởng 35% mỗi năm, nhanh hơn 2,5 lần so với Nhật Bản. Việt Nam đứng thứ 4 về mua sắm trực tuyến trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và dự kiến ​​sẽ tiếp tục bùng nổ trong những năm tới, với doanh thu ước tính đạt 8,1 tỷ EURO vào năm 2020. 

Nhìn chung, thương mại điện tử là ngành công nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ CAGR khoảng 14% trong giai đoạn 2017-2020, chiếm 5,2% tổng thị trường bán lẻ tại Việt Nam.

Nhận thức được cơ hội cực này, nhiều công ty, cả trong nước và quốc tế, đã đầu tư lớn để có được lợi thế của người đi trước. Điều này sẽ tạo lên sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam, đặc biệt là trong trường hợp không có người dẫn đầu thị trường rõ ràng. Đây chính là cơ hội cực kì tiềm năng cho các bạn sinh viên hoặc những người đang tìm việc có một việc làm tốt trong tương lai. 

Cơ hội nào khiến Thương Mại điện tử tại Việt Nam phát triển nhanh đến vậy?

Trong 20 năm qua, cả nước ta đã chứng kiến được sự gia tăng đáng kể về số lượng người dùng Internet. Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam có khoảng 52 triệu người dùng Internet vào năm 2017, hay 54% tỷ lệ thâm nhập Internet trong khi trên toàn cầu tỷ lệ trung bình là 46,5%. Điều này đã xếp Việt Nam trong danh sách đứng đầu các nước Châu Á và con số dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng với tốc độ vô cùng nhanh nhờ dịch vụ băng thông linh hoạt và dữ liệu di động với chi phí thấp. Với khả năng truy cập Internet ngày càng tăng, đây gần như là chìa khóa để các hoạt động thương mại điện tử trực tuyến gia tăng mạnh mẽ.

Thương mại điện tử

TMĐT cũng là một kênh tiềm năng cho các dịch vụ như du lịch trực tuyến, giải trí trực tuyến, chơi game trực tuyến đến các dịch vụ giáo dục trực tuyến. 

Theo VECOM, tỷ lệ đặt phòng qua các đại lý du lịch trực tuyến tăng trưởng hơn 30%. Tuy nhiên, thị trường hiện đang bị chi phối bởi các công ty nước ngoài chẳng hạn như Agoda và Booking (chiếm khoảng 80% thị phần) do các trang web này đáp ứng được đa dạng các nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.

Đồng thời, do sự thâm nhập Internet ngày càng cao ở Việt Nam, giải trí trực tuyến (vé xem phim, vé sự kiện) cũng đang tăng đều đặn, dù chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng ngày càng khẳng định vị trí trong tổng giá trị Thương mại điện tử. Thị trường này đang bị thống trị bởi các công ty nước ngoài như CGV bán vé xem phim và Ticketbox bán vé sự kiện. Tuy nhiên, nó được mong đợi là sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa khi có nhiều người chơi tham gia vào thị trường. 

Thị trường trò chơi trực tuyến của Việt Nam là một trong những thị trường lớn nhất ở Đông Nam Á với hơn một phần ba dân số chơi các trò chơi online ( xấp xỉ khoảng 95 triệu EURO năm 2017). Tuy nhiên, 80% trong số các trò chơi đó đều là du nhập từ Hàn Quốc và Trung Quốc, và đáng buồn là không có trò chơi nào phổ biến nhất là của Việt Nam.

Mặc dù giáo dục trực tuyến (E-learning) đã đến Việt Nam cách đây một thập kỷ, nhưng nó mới chỉ phát triển trong thời gian gần đây. Vào năm 2015, quy mô thị trường E-learning ước tính chỉ ở mức 40,5 triệu EURO. Tuy nhiên, theo Ambient Insight, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng dự báo so với cùng kỳ năm 2013 là 44%. Kể từ tháng 8 năm 2017, đã có khoảng  hơn 150 công ty khởi nghiệp về mảng giáo dục trực tuyến.

Các website thương mại điện tử chiếm phần lớn các hoạt động TMĐT tại Việt Nam, mặc dù các sàng điện tử đang trở nên phổ biến. Các trang web đấu giá trực tuyến và các trang web quảng cáo trực tuyến vẫn là một một phần quan trọng trong bối cảnh TMĐT. Trên Alibaba, vào năm 2016 có tới 500.000 tài khoản ở Việt Nam được đăng ký và mỗi năm lại bổ sung thêm khoảng 100.000 tài khoản mới.

Thách thức của Thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam

Cần lưu ý rằng mặc dù số lượng các trang web TMĐT phát triển nhanh hơn so với các sàn thương mại điện tử nhưng chúng thường được coi là phiên bản trực tuyến của các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Vì vậy, mức độ phổ biến của nó có thể không cao như chúng ta tưởng.

Thị trường thương mại điện tử B2C tại Việt Nam hiện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt đến từ những gã khổng lồ toàn cầu về TMĐT như Amazon, Alibaba, Taobao,…… Các doanh nghiệp cần phải đổ ra những khoản đầu tư lớn để có thể đứng ở vị trí dẫn đầu. Vì vậy, bất kỳ công ty EU nào muốn gia nhập thị trường này nên sở hữu khả năng tài chính hùng mạnh và bền bỉ để có thể tồn tại và phát triển.

Tại Việt Nam, cơ sở hạ tầng yếu còn yếu kém, hệ thống logistic chưa hiệu quả và sự ưa thích đối với phương thức thanh toán COD tạo nên những cản trở to lớn đối với sự phát triển của ngành TMĐT. 

Tóm lại, bên cạnh những thách thức thì nhìn chung, thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp có tiềm lực chiếm lĩnh thị phần, đồng thời mở ra một cánh cửa lớn chào đón nguồn nhân lực chất lượng. Hiểu được điều này, Trường đại học Thái Nguyên tự hào là một trong mười trường công lập trọng điểm quốc gia đã cho ra mắt chương trình cử nhân hệ Đại học từ xa TNU-Elearning cho ngành Thương mại điện tử nhằm đào tạo ra những chuyên viên đầu ngành trong tương lai. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng đăng ký tại đây!

Hotline: 0914.709.118

Đọc thêm: Học ngành thương mại điện tử ra trường làm nghề gì?

 


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

Các ngành đào tạo

Mạng xã hội

FanpageYoutubeTiktok

Liên hệ trực tiếp

Đăng ký tư vấn

Loading...

Đăng ký nhận tư vấn

Thông tin liên hệ

Văn phòng tuyển sinh:
  • Hà Nội: Số 116 Trần Vĩ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: Số 91 Ký Con, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0914709118Email: daihoctructuyen@tnu.edu.vnGroup Facebook: daihocthainguyen - elearningFanpage: daihocthainguyen - elearning

Hợp tác tuyển sinh

Tìm đối tác

Mạng xã hội

FacebookTiktok

© 2023 Copyright by IT AUM