0914709118daihoctructuyen@tnu.edu.vn

Xu hướng việc làm trên thế giới sau đại dịch COVID-19

09:26 03/08/2021

Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy xu hướng làm việc trực tuyến, tăng giao dịch qua các sàn thương mại điện tử, phát triển công nghệ tự động hóa. Chính vì thế, hơn 25% số người lao cần phải chuyển đổi nghề nghiệp so với ước tính trước đây. Vậy xu hướng việc làm sau dịch COVID-19 thay đổi như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Đại dịch COVID-19 làm gián đoạn thị trường lao động trên toàn cầu trong năm 2020

COVID-19 gây ra hậu quả ngắn hạn một cách đột ngột và nghiêm trọng. Hàng triệu người bị sa thải hoặc mất việc làm, nhiều người nhanh chóng chuyển sang làm việc tại nhà khi các công ty phải đóng cửa trước lệnh giãn cách xã hội. Chỉ có các nhân viên làm việc trong các công ty, tổ chức được coi là thiết yếu thì mới tiếp tục làm việc tại văn phòng theo các hình thức mới để giảm sự lây lan của biến chủng COVID-19.

Báo cáo về sự chuyển dịch việc làm sau COVID-19 là báo cáo đầu tiên trong số ba báo cáo của MGI (Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey) xem xét các khía cạnh của nền kinh tế sau đại dịch. Bản báo cáo này đánh giá tác động lâu dài của đại dịch đối với nhu cầu lao động, sự kết hợp của các ngành nghề và các kỹ năng cần thiết của nguồn nhân lực ở tám quốc gia với các mô hình thị trường lao động và kinh tế đa dạng: Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Tám quốc gia này chiếm gần một nửa dân số toàn cầu và 62% GDP.

Xu hướng việc làm sau dịch COVID-19 có sự thay đổi lớn trên toàn thế giới

Các công việc cần lao động chân tay có thể bị gián đoạn nhiều nhất

Nghiên cứu của MGI định lượng mức độ gần gũi cần thiết của hơn tám trăm nghề nghiệp bằng cách nhóm chúng thành mười lĩnh vực làm việc theo mức độ phải tương tác gần với đồng nghiệp và khách hàng, số lượng tương tác giữa các cá nhân có liên quan và tính chất công việc phải làm tại công ty hay tại nhà của nhân viên.

Điều này đem lại một cái nhìn khác về công việc so với các định nghĩa lĩnh vực truyền thống. Ví dụ: lĩnh vực chăm sóc y tế theo nghiên cứu chỉ bao gồm các vai trò chăm sóc  theo yêu cầu, tương tác chặt chẽ với bệnh nhân (chẳng hạn như bác sĩ và y tá). Đối với nhân viên hành chính và một số nhân viên y tế của bệnh viện làm việc chủ yếu trên máy tính thì hoàn toàn có thể làm việc tại nhà mà không cần đến văn phòng.

Các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm và dược sĩ làm việc trong lĩnh vực sản xuất bắt buộc phải làm việc tại cơ quan vì những công việc này đòi hỏi phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng tại chỗ. Tuy nhiên, công việc này lại ít phải tiếp xúc với người khác.

xu hướng việc làm sau dịch COVID-19

Nghiên cứu chỉ ra rằng các công việc trong các lĩnh vực làm việc có mức độ gần gũi về mặt vật chất cao hơn (các công việc lao động chân tay hoặc các công việc bắt buộc phải làm việc tại văn phòng) có khả năng chứng kiến ​​sự chuyển đổi lớn hơn sau đại dịch, gây ra tác động mạnh trong cơ cấu việc làm khi các mô hình kinh doanh thay đổi để thích nghi với tình hình dịch COVID-19.

Sự gián đoạn ngắn hạn và tiềm năng trong dài hạn đối với các công việc từ COVID-19 là khác nhau. Trong thời kỳ đại dịch, vi rút gây rối loạn nghiêm trọng nhất ở các ngành nghề với tỷ lệ gần gũi về mặt vật chất cao nhất như: chăm sóc y tế, chăm sóc cá nhân, dịch vụ khách hàng tại chỗ (như ngân hàng), giải trí và du lịch. 

Xem thêm:

Các công việc phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng trở nên bất ổn hơn

Công việc tương tác với khách hàng tại chỗ như nhân viên bán hàng trong các cửa hàng bán lẻ, hay giao dịch viên ngân hàng, nhân viên bưu điện,.. cũng phải làm việc trực tiếp với khách hàng. Công việc trong các lĩnh vực này được yêu cầu người lao động phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đồng thời phải luôn có mặt tại văn phòng. 

Tuy nhiên, làn sóng COVID-19 kéo đến đã thay đổi hành vi, thói quen của người tiêu dùng. Thay vì mua bán trực tiếp tại cửa hàng thì người tiêu dùng đã chuyển sang mua sắm trên sàn thương mại điện tử, hoặc đi chợ online với dịch vụ giao hàng tận nhà, thanh toán qua thẻ ATM, hạn chế giao dịch tiền mặt cũng như tránh tiếp xúc nhiều nhất để giảm nguy cơ lây nhiễm virus. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường truyền thống.

Ngành du lịch, hàng không bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh

Lĩnh vực du lịch, giải trí, khách sạn, nhà hàng, hàng không là là công việc mà nhân viên phải làm việc với khách du lịch trong và ngoài nước nhiều nhất. Điều này tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn. 

Tình hình đợt dịch COVID-19 thứ 4 tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp khiến các doanh nghiệp vận tải hàng không vốn đã khó khăn thì nay lại rơi vào tình cảnh hết sức lao đao. Hàng loạt chuyến bay bị cắt giảm, máy bay “đắp chiếu”, hành khách vắng bóng, cảng hàng không ngưng trệ, các hãng hàng không liên tiếp thông báo lỗ… cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh tới hoạt động kinh doanh của ngành này. Về lâu dài, việc chuyển sang làm việc từ xa và giảm các chuyến đi công tác liên quan, cũng như tự động hóa một số công việc, chẳng hạn như việc phục vụ ăn uống có thể làm giảm nhu cầu lao động trong lĩnh vực này.

xu hướng việc làm sau dịch COVID-19

Xu hướng việc làm sau dịch COVID-19

Người lao động làm việc chủ yếu trên máy tính tại văn phòng chiếm tỷ lệ lớn nhất ở các nền kinh tế tiên tiến (khoảng 33,33% cơ cấu việc làm) không đòi hỏi sự gần gũi, tương tác trực tiếp quá lớn giữa các nhân viên với nhau. Do đó, nguồn lao động này hoàn toàn có thể làm việc từ xa, không nhất thiết phải có mặt trực tiếp tại công ty.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 với biến thể Delta đang bùng phát mạnh mẽ trên hơn 124 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng với việc chưa có vắc xin đặc trị cho loại virus này thì cơ cấu lao động sẽ còn có sự thay đổi rất lớn, các công việc sẽ được thực hiện từ xa (online) là chủ yếu.

Sau đợt dịch COVID-19, sẽ có nhiều thay đổi diễn ra về xu hướng ngành nghề. Các ngành có thể phát triển mạnh mẽ trong tương lai như: Công nghệ thông tin, thương mại điện tử, chăm sóc sức khỏe,…

Hiện nay, Đại học Thái Nguyên đang có chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến ngành Thương mại điện tử. Bạn có thể đăng ký thông tin tại đây hoặc liên hệ qua Hotline: 0914709118 để được trải nghiệm học thử MIỄN PHÍ ngành này. 
 


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

Các ngành đào tạo

Mạng xã hội

FanpageYoutubeTiktok

Liên hệ trực tiếp

Đăng ký tư vấn

Loading...

Đăng ký nhận tư vấn

Thông tin liên hệ

Văn phòng tuyển sinh:
  • Hà Nội: Số 116 Trần Vĩ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: Số 91 Ký Con, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0914709118Email: daihoctructuyen@tnu.edu.vnGroup Facebook: daihocthainguyen - elearningFanpage: daihocthainguyen - elearning

Hợp tác tuyển sinh

Tìm đối tác

Mạng xã hội

FacebookTiktok

© 2023 Copyright by IT AUM